Đồng Bằng Sông Cửu Long Khó Dẹp Cò Lúa
Thương lái phải chi 20.000 - 25.000 đồng/tấn cho các “cò” mua lúa. Sau khi trả tiền “cò” thì thương lái sẽ tìm cách “bóp giá” thu mua lúa của nông dân.
Hiện nay nông dân ĐBSCL đang bước vào thu hoạch rộ lúa hè thu. Mặc dù các doanh nghiệp tăng cường thu mua nhưng chỉ tập trung vào mặt hàng gạo nguyên liệu, khâu tiêu thụ lúa cho nông dân vẫn lệ thuộc vào thương lái. Chính vì vậy, nhiều nơi ở vùng sâu xuất hiện tình trạng “cò” thu mua lúa.
Theo đó, thương lái phải chi 20.000 - 25.000 đồng/tấn cho các “cò” mua lúa. Sau khi trả tiền “cò” thì thương lái sẽ tìm cách “bóp giá” thu mua lúa của nông dân. Cùng với “cò” thu mua lúa, tình trạng “cò” cắt lúa cũng xuất hiện ở nhiều địa phương. Hai loại “cò” này chiếm khoảng 2% giá thành sản xuất của nông dân.
“Dù rất chia sẻ với nông dân khi tốn thêm khoản phí khó chịu này nhưng rất khó dẹp nạn “cò” lúa. Hiện nay, “cò” lúa tồn tại như một giao dịch trên thị trường”, Giám đốc Sở NN-PTNT một tỉnh ở ĐBSCL cho biết.
Tại ĐBSCL hiện nay chỉ có tỉnh Hậu Giang là có trưởng ấp trên đồng ruộng để liên lạc hỗ trợ nông dân tìm máy gặt liên hợp cắt lúa, bán lúa; giúp nông dân dẹp nạn “cò” lúa. Theo nhiều nông dân ĐBSCL, nếu Hội Nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo kết nối với hệ thống thương lái và nông dân, sẽ giúp dẹp được nạn “cò” lúa!
Có thể bạn quan tâm
Được hai ông bạn cùng ở ngoại thành Hà Nội, một là nông dân ở Thạch Thất và một là thạc sỹ, giảng viên Đại học Lâm nghiệp ở Xuân Mai (Chương Mỹ) rủ cùng làm nấm, tôi bảo: Tôi chỉ biết đánh “võ mồm” thôi, ngoài ra chẳng biết gì sất.
Năm 2011 do tác động của điều kiện thời tiết nên kéo dài thời gian sinh trưởng của lúa xuân từ 10-25 ngày, ảnh hưởng lớn tới lịch gieo cấy lúa hè thu, lúa mùa cũng như thời vụ vụ đông. Tại hội nghị tổng kết sản xuất vụ đông năm 2010 và triển khai kế hoạch vụ đông năm 2011 của các tỉnh, thành phố phía Bắc diễn ra tại Vĩnh Phúc
Theo Chi cục Bảo vệ Thực vật Phú Yên, kết quả giám định của Viện Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) giống sắn KM140 đang trồng ở Phú Yên không nhiễm bệnh chổi rồng.
Vào dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay chúng tôi về xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội khi bà con nông dân đang hối hả thu hoạch vụ nhãn muộn thắng lợi. Nhãn chín khắp các vườn nhà trong thôn, nhãn khoe sắc vàng trên những tán cây xanh dọc theo con đê quanh làng, nhãn được đóng thùng xốp để xếp lên các xe tải cỡ lớn chờ vận chuyển đi vào các tỉnh phía trong...
Đó là chia sẻ và cũng là tâm huyết của ông Liu Yi Sung - Phó Tổng giám đốc Công ty Grobest, một công ty sản xuất thức ăn cho tôm lớn tại Việt Nam và ông cũng là người đã có khoảng thời gian dài gắn bó với ngành thủy sản Việt Nam.