Đồng Bằng Sông Cửu Long Khó Dẹp Cò Lúa
Thương lái phải chi 20.000 - 25.000 đồng/tấn cho các “cò” mua lúa. Sau khi trả tiền “cò” thì thương lái sẽ tìm cách “bóp giá” thu mua lúa của nông dân.
Hiện nay nông dân ĐBSCL đang bước vào thu hoạch rộ lúa hè thu. Mặc dù các doanh nghiệp tăng cường thu mua nhưng chỉ tập trung vào mặt hàng gạo nguyên liệu, khâu tiêu thụ lúa cho nông dân vẫn lệ thuộc vào thương lái. Chính vì vậy, nhiều nơi ở vùng sâu xuất hiện tình trạng “cò” thu mua lúa.
Theo đó, thương lái phải chi 20.000 - 25.000 đồng/tấn cho các “cò” mua lúa. Sau khi trả tiền “cò” thì thương lái sẽ tìm cách “bóp giá” thu mua lúa của nông dân. Cùng với “cò” thu mua lúa, tình trạng “cò” cắt lúa cũng xuất hiện ở nhiều địa phương. Hai loại “cò” này chiếm khoảng 2% giá thành sản xuất của nông dân.
“Dù rất chia sẻ với nông dân khi tốn thêm khoản phí khó chịu này nhưng rất khó dẹp nạn “cò” lúa. Hiện nay, “cò” lúa tồn tại như một giao dịch trên thị trường”, Giám đốc Sở NN-PTNT một tỉnh ở ĐBSCL cho biết.
Tại ĐBSCL hiện nay chỉ có tỉnh Hậu Giang là có trưởng ấp trên đồng ruộng để liên lạc hỗ trợ nông dân tìm máy gặt liên hợp cắt lúa, bán lúa; giúp nông dân dẹp nạn “cò” lúa. Theo nhiều nông dân ĐBSCL, nếu Hội Nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo kết nối với hệ thống thương lái và nông dân, sẽ giúp dẹp được nạn “cò” lúa!
Related news
Liên kết trong sản xuất giữa nông dân, nhà khoa học, doanh nghiệp (DN) và Ngân hàng là một trong những mô hình được thực hiện khá hiệu quả ở Bến Tre trong hơn 3 năm qua, trong đó, vai trò của DN là rất quan trọng. Cánh đồng mẫu của Chi cục Bảo vệ thực vật là một điển hình.
Trên một diện tích đồng ruộng từ trước tới nay chỉ thu 1 sản phẩm độc canh là lúa thì nay thu 3 loại sản phẩm là lúa, cá, vịt. Ở những vùng phèn mặn thì từ 1 vụ lúa bấp bênh nay có thể sản xuất 2 – 3 vụ lúa ăn chắc do có bờ bao giữ cá, giữ nước, ngăn được nước mặn, nước phèn và lũ lụt.
Tỉa cành, tạo tán cây thích hợp trước mùa mưa: Cắt tỉa những cành tăm trong khung tán lá, cành có sâu bệnh, cành đã thu quả, cành vượt, tạo khung tán lá có dạng hình cái dù hoặc mâm xôi, làm cho vườn cây thông thoáng. Với những loại cây mà bộ rễ ăn nông (ví dụ như đu đủ) nên cắm cọc ở gần gốc cây rồi buộc cây vào cọc để chống đổ ngã (tốt nhất là cắm 3 cọc chụm lại theo kiểu hình chóp). Khơi thông cống rãnh xung quanh và mặt vườn để thoát nước nhanh.
Chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là nông dân huyện Phụng Hiệp sẽ chính thức bước vào thu hoạch vụ mía 2013-2014. Tuy nhiên, vấn đề làm thế nào thu hoạch mía vừa đạt năng suất và chất lượng (chữ đường) đang là nỗi trăn trở của người dân nơi đây.
Sả thường được dùng làm gia vị trong món ăn hàng ngày. Sả có tinh dầu thơm, có mùi chanh nên thường nấu làm nước gội đầu, làm nước xông giải cảm. Tinh dầu sả dùng trong công nghiệp nước hoa, chất thơm. Củ sả có tác dụng thông tiểu tiện, ra mồ hôi, chữa cảm sốt.