Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đói vốn đóng tàu vỏ sắt

Đói vốn đóng tàu vỏ sắt
Ngày đăng: 08/07/2015

Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản có ý nghĩa quan trọng đối với nghề đánh bắt xa bờ, thể hiện rõ quyết tâm hiện đại hóa tàu cá để ngư dân tiếp tục bám biển.

Vào cuối tháng 6, theo ghi nhận của PV NNVN tại cảng cá Hòn Rớ (TP Nha Trang, Khánh Hòa), trong chuyến đi biển vừa qua chỉ có một số tàu khai thác được số lượng lớn cá ngừ nhưng khâu bảo quản chưa đạt yêu cầu. Hơn nữa, giá thu mua giảm nên hầu hết chỉ hòa đến lỗ.

Đơn cử, trường hợp tàu của ông Huỳnh Liên ở xã Phước Đồng, TP Nha Trang đánh bắt được 3 tấn cá ngừ nhưng chỉ bán với giá 97.000 đồng/kg, trừ chi phí vẫn chỉ hòa vốn. Một số tàu có sản lượng cá ít hơn thì cầm chắc lỗ.

Trong khi đó, tàu cá Yanmar 01 (liên doanh Cty Tư vấn đóng tàu Việt - Nhật và Cty Yanmar Nhật Bản) ra khơi trong vòng 9 ngày (bình thường là 1 tháng), số thuyền viên khoảng 6 người (bằng một nửa so với tàu khai thác cá ngừ thông thường), đánh bắt cách bờ khoảng 40 hải lý (bình thường trên 70 hải lý mới gặp luồng cá lớn) sau khi dùng vệ tinh hiện đại xác định được ngư trường khai thác.

Khi cập cảng, tàu Yanmar 01 khai thác hơn 1 tấn cá ngừ, cùng với cách thức bảo quản hiện đại của Nhật nên bán được 150.000 đồng/kg, tính hết chi phí vẫn đạt lợi nhuận cao.

Từ hiệu quả của việc hiện đại hóa tàu cá mang lại, mới đây UBND tỉnh Khánh Hòa đã có buổi làm việc với các thành viên trong Ban chỉ đạo thực hiện NĐ 67 để nghe Cty CP Dịch vụ kỹ thuật hậu cần nghề cá Biển Đông báo cáo về đề án đầu tư chuỗi tàu khai thác cá ngừ và dịch vụ hậu cần.

"Đề án của Cty Biển Đông có khả năng thành công không tôi vẫn chưa biết, bởi điều này phụ thuộc rất nhiều vào các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, trong thời gian tới, chúng tôi vẫn tập trung giải quyết các trường hợp cá nhân ngư dân vay vốn theo NĐ 67. Hiện vẫn còn 48 hồ sơ của ngư dân đề nghị vay vốn để đóng mới tàu cá đang chờ xét duyệt", ông Én cho biết thêm.

Theo đại diện DN này thì Cty sẽ đầu tư 807 tỷ đồng để đóng mới 33 tàu vỏ sắt bao gồm 24 tàu lưới vây khai thác cá ngừ chủ yếu đánh bắt ở quần đảo Trường Sa, 6 tàu hoạt động nghề lưới rê hỗn hợp và 3 tàu dịch vụ hậu cần. Tuy nhiên, Cty muốn được tạo điều kiện để vay vốn theo NĐ 67 với tổng số vốn vay tín dụng là 776 tỷ đồng.

Tại buổi làm việc, ông Đào Công Thiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đề nghị, Cty Biển Đông cần hoàn chỉnh lại đề án. Điều cần nhất là chứng minh được hiệu quả hoạt động khai thác thủy sản sau khi đề án được duyệt, đảm bảo được đầu ra, năng lực tài chính, kinh nghiệm khai thác thủy sản…

Theo đại diện các ngân hàng, đây là dự án cho vay tín dụng lớn nên việc quyết định cuối cùng không thuộc thẩm quyền của giám đốc chi nhánh, với số tiền vay như trên đều phải thông qua hội sở thẩm định và duyệt.

Ngoài ra, thị trường cá ngừ trên thế giới đang có dấu hiệu trầm, lao động biển ở các nơi thiếu hụt, nhiều người có kinh nghiệm với nghề sau những chuyến đi biển lỗ vốn đã đổi nghề khác mưu sinh. Vì thế các tổ chức tín dụng rất dè dặt với việc cho ngư dân vay vốn theo NĐ 67.

Ông Võ Khắc Én, Phó Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa cho biết, Cty Biển Đông được thành lập vào tháng 3/2015, các cổ đông chính góp vốn đều có nhiều kinh nghiệm trong nghề biển như Cty Đại Dương, Cty Tu Na - Phú Yên. Đề án vay 766 tỷ để đóng 33 tàu sắt của Cty Biển Đông là đề án lớn, đòi hỏi các cơ quan liên quan phải làm việc hết sức nghiêm túc, thận trọng mới đánh giá được hiệu quả khả thi.


Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi lươn không bùn ở Cẩm Khê Mô hình nuôi lươn không bùn ở Cẩm Khê

Thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp cận đô thị, huyện Cẩm Khê đã đưa mô hình nuôi lươn không bùn vào nuôi ở 2 xã Sai Nga và Đồng Cam mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là mô hình của ông Nguyễn Quốc Khải ở khu Đồng Kệ xã Đồng Cam và chị Nguyễn Thị Thủy ở khu 5 xã Sai Nga, nuôi lươn trên bể xi măng lót bạt không bùn để cung ứng cho thị trường sản phẩm lươn sạch.

05/06/2015
Giống lúa JO2 cho hiệu quả kinh tế cao ở Thanh Ba Giống lúa JO2 cho hiệu quả kinh tế cao ở Thanh Ba

J02 là giống lúa thuần có nguồn gốc từ Nhật Bản do Viện Di truyền nông nghiệp nhập nội và tuyển chọn, đã được đưa vào trồng thử nghiệm trên địa bàn tỉnh khoảng 5- 6 năm nay.

05/06/2015
Nâng đơn giá chi trả dịch vụ môi trường rừng Nâng đơn giá chi trả dịch vụ môi trường rừng

Người dân ở miền núi được nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24.9.2010 của Chính phủ đã bảo vệ hiệu quả diện tích rừng được giao. Sở NN&PTNT đã xây dựng phương án nâng mức chi trả DVMTR cho những khu vực có mức giá thấp.

05/06/2015
Một ngày ra biển của ngư dân Một ngày ra biển của ngư dân

Dù ngư trường đánh bắt rộng lớn với nhiều loại thủy hải sản phong phú, đa dạng, nhưng từ đầu tháng 2 cho đến cuối tháng 6 (âm lịch), ngư dân thị trấn Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) lại chọn đánh bắt tôm hùm, mực nang... Chính hai loại đặc sản này đã mang lại thu nhập cao cho ngư dân sau mỗi chuyến ra khơi...

05/06/2015
Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo vệ môi trường bền vững Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo vệ môi trường bền vững

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị; là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dưới sự lãnh đạo của Đảng và có sự tham gia, giám sát của toàn xã hội.

05/06/2015