Nuôi Tôm Càng Xanh, Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Đồng Tháp
Vùng dự án nuôi tôm càng xanh thuộc ấp Bình Dân, xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) có diện tích 493 ha, trong đó diện tích nuôi tôm là 200 ha, tập trung ở ô bao số 8 và ô bao số 21.
Những năm qua, diện tích và sản lượng vùng nuôi tôm càng xanh xã Nhị Mỹ không ngừng gia tăng. Từ 41,5 ha với sản lượng 70 tấn vào năm 2006, đến nay toàn xã có trên 200 ha nuôi tôm càng xanh, sản lượng đạt 400 tấn.
Thời vụ chính bắt đầu thả nuôi từ tháng 6 đến cuối tháng 8 và thu hoạch vào tháng 1 đến tháng 3 năm sau. Thời gian qua, các hộ nuôi của mô hình đã được đầu tư theo hướng thâm canh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng lợi nhuận. Thực tế năm 2011, các hộ nuôi tôm của xã Nhị Mỹ có lợi nhuận bình quân từ 60 - 80 triệu đồng/ha/vụ, đặc biệt có hộ lợi nhuận từ 90 - 110 triệu đồng/ha/vụ.
Ông Nguyễn Công Sơn - Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh cho biết: Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục mở rộng diện tích nuôi nhằm tăng thu nhập, ổn định đời sống cho người dân. Đồng thời, tiến hành hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa của các hộ nuôi trong vùng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất theo hướng an toàn cho các hộ nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Nông dân tại Ninh Thuận ngày càng ý thức được vai trò của việc sản xuất cây ăn quả theo quy trình kỹ thuật bài bản.
Ở miền núi Thanh Hóa, mô hình trồng cây đậu thiều làm cây chủ để thu cánh kiến đỏ cho thu nhập gấp hàng chục lần trồng rừng, nhưng dân lại chưa mặn mà.
Vùng biển Quảng Ninh có loài rong biển dược tính rất cao, nếu được nuôi trồng để cung ứng nguyên liệu cho các đơn vị chiết xuất tân dược, sẽ là hướng phát triển
Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là một bức tranh đa sắc màu với sự lung linh huyền ảo từ những hồ kính nuôi tôm cảnh nơi đây.
Ông Cầu mua lại những thửa ruộng bỏ hoang của người dân để cải tạo thành trang trại nuôi ốc nhồi, mỗi năm thu hàng tỉ đồng.