Đối Thoại Chính Sách, Tăng Năng Lực Nông Dân

Sự kiện này đã được Ban Bí thư Trung ương Đảng đồng ý và tổ chức tại Hà Nội từ ngày 19 – 22/10.
Sáng 20/10, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội nghị Ban chỉ đạo khu vực chương trình hợp tác trung hạn giữa Quỹ phát triển nông nghiệp Quốc tế (IFAD) với các tổ chức nông dân khu vực Châu Á - Thái Bình Dương giai đoạn 2 (MTCP2). Dự hội nghị có 50 đại biểu đến từ các tổ chức nông dân ở 13 trong số 15 nước tham gia MTCP 2.
Sự kiện này đã được Ban Bí thư Trung ương Đảng đồng ý và tổ chức tại Hà Nội từ ngày 19 – 22/10. Ông Lại Xuân Môn - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho hay, mục tiêu của MTCP2 là góp phần XĐGN ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, tăng cường năng lực cho người nghèo ở nông thôn và tổ chức nông dân, nâng cao năng lực vận động chính sách cho các tổ chức nông dân, tăng cường cung cấp các dịch vụ cho nông dân và người nghèo ở nông thôn.
MTCP2 được thực hiện từ 2013 – 2018. Trước đó MTCP1 được thực hiện từ 2009 – 2013. Đây là kết quả đạt được sau hàng loạt các đối thoại, chia sẻ giữa các tổ chức nông dân - là sáng kiến của IFAD thông qua Diễn đàn Nông dân toàn cầu từ năm 2006 tại Rome.
MTCP2 có tác động đến 895 tổ chức nông dân ở 15 nước khoảng 15 triệu hội viên. Tại cuộc họp một số ý kiến cho rằng, hơn 80% lương thực tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là do nông dân nhỏ và nông dân quy mô hộ gia đình SX. Thật trớ trêu, họ cũng là những người nghèo nhất và thiếu lương thực nhất, là do qua hàng thế kỷ họ bị lãng quên, thiếu tiếp cận các nguồn lực cơ bản về SX, hỗ trợ dịch vụ, tham gia hoạch định chính sách nông nghiệp.
Hội nghị đặt ra vấn đề cần tổng kết các kết quả đạt được trong việc đi tiên phong thực hiện chương trình nhằm tăng cường năng lực để tham gia đối thoại chính sách và cung cấp dịch vụ cho hội viên, thảo luận các vấn đề và chuẩn bị cho kế hoạch thực hiện tiếp theo.
Trước khi cuộc họp diễn ra, đại biểu đã đi thăm thực tế hợp tác xã chè tại xã Bắc Sơn và hợp tác xã rau hữu cơ tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm

Đặc thù của ruộng vùng cao trong tỉnh là nhỏ hẹp, bậc thang, trước đây đồng bào Hrê thường dùng sức để làm đất xuống giống hay thu hoạch vụ mùa. Còn bây giờ, nhà nhà đều biết sử dụng máy móc vào đồng ruộng nên đã giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất và nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình.

Sơn Tây là huyện miền núi phía tây Quảng Ngãi được mệnh danh là xứ ngàn cau. Nơi đây có những chuyện khá ly kỳ: Thương lái thu mua cau non rồi… đổ bỏ, chủ vườn dùng dây thép gai quấn quanh thân hay gắn dao lam vào thân cau để phòng ngừa kẻ gian trộm cau.

Đánh giá này trong báo cáo nghiên cứu về hợp tác, liên kết nông dân trong sản xuất nông nghiệp do RCD và Oxfam đồng thực hiện, vừa công bố.

Trung bình mỗi năm, ngành chăn nuôi cần thêm 1 triệu tấn thức ăn chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu trong nước; đồng nghĩa với việc, ngành chăn nuôi ngành càng phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập.

Trong những năm qua, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các nước trong khu vực, trong khi cơ chế xuất khẩu gạo lại mang lại nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.