Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cua Lột Hốt Đô La

Nuôi Cua Lột Hốt Đô La
Ngày đăng: 10/02/2011

Cầm trên tay con cua lột mềm nhũn vừa vớt lên, ông Hai Trâm - nông dân có thâm niên nuôi cua lột ở Phước Lại (Cần Giuộc, Long An) hồ hởi: “Sản phẩm cua lột của người dân Cần Giuộc chúng tôi không chỉ là món đặc sản của nhiều nhà hàng lớn trên Sài Gòn, mà nay còn xuất cả sang Tây”…

Cần Giuộc là huyện vùng hạ của tỉnh Long An, từng “nổi tiếng” vì nghèo, một năm có tới bảy tháng nước mặn. Người dân chỉ trông chờ vào vụ lúa mùa, nhưng năng suất rất thấp (khoảng 5-7 giạ/công). Quanh năm suốt tháng lận đận, hộ nào kiếm đủ ăn đã là... phước lắm rồi. Ấy vậy mà, chính con cua lột đã làm “đổi đời” người dân. Về đây chúng tôi được nghe những “bậc tiền bối” kể: Lúc đầu có người dân bắt được cua đồng đem về thả, thấy cua tự lột được lại rất mau lớn nên tính nuôi thử. Sau một thời gian ngắn thấy nghề nuôi cua lột có triển vọng, một vài hộ dân bàn nhau tìm mua thêm cua về nuôi và đã thành công. Đến đầu những năm 1990, phong trào nuôi cua lột ở Cần Giuộc bắt đầu phát triển.

Một trong những người khởi xướng phong trào trong vùng là anh Từ Công Hải (ấp Mương Chài). Sau vài vụ nuôi trúng đậm, anh đã phổ biến và vận động nhiều bà con trong xã cùng nuôi và đã có khoảng 40 hộ vào nghề nuôi cua lột. Thấy nhiều hộ nuôi cua thành công thu lợi nhuận cao, nông dân các xã Phước Lại, Phước Vĩnh Đông, Phước Vĩnh Tây…cũng bắt đầu đổ xô đi nuôi. Chỉ vài năm sau, diện tích nuôi cua lột đã tăng vọt lên gần 100 ha với khoảng từ 200-300 hộ dân tham gia nuôi. Nguồn cua giống chủ yếu tìm mua từ các tỉnh Cà Mau, Trà Vinh, Bạc Liêu… Theo anh Hải, thời đó người dân nuôi cua lột trúng đậm bởi mua con giống rẻ (chỉ khoảng từ 15 – 17.000 đồng/kg) trong khi giá bán cua lột loại I (100 gram/con) có lúc lên tới 120.000 đồng/kg. Nhờ vậy nhiều hộ thu lãi từ 5-10 triệu đồng/vụ là bình thường. Ông Hai Trâm - Tổ trưởng tổ nuôi cua lột xã Phước Lại cho biết: “Mới đầu trong xã tôi chỉ có khoảng 100 hộ nuôi, qui mô trung bình khoảng 1-2.000 m2/hộ. Sau đó thấy nuôi cua có hiệu quả người dân bắt đầu tăng diện tích nuôi lên 7-8.000 m2/hộ. Đặc biệt có nhiều người đã trở thành ông, bà chủ mạnh dạn bỏ vốn đầu tư nuôi hàng chục ao và xuất khẩu cua lột…”

Anh Nguyễn Văn Trung (ấp Tân Thanh B, xã Phước Lại) cho hay: “Lúc rày đang thời điểm vụ nghịch nên cua lột bán trúng lắm, giá cân cho các chủ vựa hiện đã vọt lên tới 150.000 – 180.000 đồng/kg. Nếu có đủ hàng tung ra bán và cung ứng cho xuất khẩu thì tha hồ hốt đô la”. Theo anh Trung, chưa bao giờ giá sản phẩm cua lột “leo dốc” đến đỉnh điểm như hiện nay. Lý do khiến hàng cua lột đang hiếm vì từ tháng 4 đến tháng 10  hàng năm là vụ nghịch, mưa nhiều, nước trên thượng nguồn đổ xuống rất đục nên cua khó nuôi và dễ bị chết. Do vậy người nuôi thường chỉ tập trung vào vụ chính (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) nguồn nước trong, cua giống cũng dễ mua. Nuôi chính vụ ít rủi ro nhưng giá thường thấp hơn.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hữu Giang cán bộ Hội Nông dân (HND) huyện Cần Giuộc phấn khởi: Đây là nghề… mì ăn liền vì chỉ hơn chục ngày đã cho thu hoạch. Cua lột cũng cho năng suất cao, mỗi ngày khoảng 5- 7 tấn/toàn huyện, có những tổ sản xuất hiện có thể cung ứng thường xuyên cho thị trường thành phố từ 1-1,5 tấn/ngày. Nhưng khi diện tích nuôi càng tăng thì lượng cua giống ngày càng thiếu, người dân đành phải “săn” giống cua ngoại (như Thái Lan, Mianma…) chấp nhận giá giống cao hơn giống cua nội. Đáng mừng là mới đây một DN từ TP.HCM xuống đặt vấn đề đầu tư sản xuất con giống và ký hợp đồng thu mua trực tiếp với người dân. Đây chính là hướng mới mở ra nhiều triển vọng  cho người nuôi cua trong huyện.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Tăng Thu Nhập Từ Cam Canh, Bưởi Diễn Ở Trần Phú (Hà Nội) Nông Dân Tăng Thu Nhập Từ Cam Canh, Bưởi Diễn Ở Trần Phú (Hà Nội)

5 năm trở lại đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả canh tác, xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đã xây dựng được một số vùng chuyên canh cây ăn quả, lúa hàng hóa, chăn nuôi... Nhờ đó, thu nhập của người nông dân được nâng lên từng ngày.

21/12/2012
Thực Hiện Biện Pháp Cấp Bách Phòng Chống Bệnh Đậu Cho Đàn Dê Thực Hiện Biện Pháp Cấp Bách Phòng Chống Bệnh Đậu Cho Đàn Dê

Trong hai tháng qua, các hộ gia đình chăn nuôi dê tại thôn An Hòa, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải mất ăn, mất ngủ bởi đàn dê của họ bỗng nhiên xuất hiện một "bệnh lạ", bệnh từ từ lây truyền từ con này sang con khác. Tính đến thời điểm này đã có 196 con dê của 12 hộ gia đình trong thôn đã bị mắc bệnh này, trong đó có 12 con đã bị chết.

12/10/2013
Tôm Nuôi Lại Chết Ở Thừa Thiên Huế Tôm Nuôi Lại Chết Ở Thừa Thiên Huế

Giữa tháng 5, ngư dân Quảng Điền không cầm được nước mắt khi phải đối mặt với tình cảnh tôm nuôi lại chết. Đến xã Quảng Phước, nơi có hồ tôm nuôi vừa bị chết do bệnh đốm trắng và môi trường,tận mắt chứng kiến, chúng tôi mới thấy được cảnh người dân thẫn thờ, mất ăn, mất ngủ khi cả vốn lẫn công đều ra đi.

01/06/2013
Nuôi Dê Sữa Nuôi Dê Sữa

Chế độ nuôi dưỡng tốt phải đảm bảo cho dê mẹ phát triển bình thường khi có chửa, cho nhiều sữa trong thời kỳ cho sữa. Trước và sau khi đẻ phải cho dê ăn ngon, cháo cám... tùy theo năng suất, chất lượng sữa. Năng suất, chất lượng sữa phụ thuộc vào thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn.

12/10/2013
Thoát Nghèo Từ Nuôi Lợn Thoát Nghèo Từ Nuôi Lợn

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông nghèo, cuộc sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và trông chờ vào cây lúa nước. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, Nguyễn Văn Hải (xóm Đằm, xã Dân Chủ, thành phố Hoà Bình) luôn lung nấu trong đầu ý tưởng về phát triển kinh tế gia đình để làm sao thoát nghèo.

15/06/2013