Đổi Thay Ở Nông Thôn Hà Quảng
Đến các xã vùng cao của huyện Hà Quảng, nhận ra những nét mới ở nơi đây. Ý thức vệ sinh môi trường của bà con các dân tộc vùng cao đã có nhiều chuyển biến, chuồng trại nuôi trâu, bò được che chắn cẩn thận, láng xi măng sạch sẽ, gia súc được di dời ra khỏi gầm sàn nhà ở đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, tạo tiền đề cho huyện thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Chuồng chăn nuôi trâu, bò của gia đình bà Hà Thị Thâm, dân tộc Nùng ở xóm Lũng Hoài, xã Hạ Thôn (Hà Quảng) đã di dời ra khỏi gầm sàn nhà ở.
Hà Quảng có điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc. Tuy nhiên, do tập quán truyền thống, đồng bào chưa chú trọng cải thiện chuồng trại, công tác phòng, chống dịch bệnh còn hạn chế, chuồng trại và gia súc để dưới gầm sàn nhà ở làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, hạn chế sự phát triển của đàn gia súc.
Để khắc phục tình trạng trên Ban Chấp hành Huyện ủy Hà Quảng đã ban hành Chỉ thị số 04 - CT/ HU, ngày 30/3/2011 về việc di chuyển chuồng trại chăn nuôi gia súc ra khỏi gầm sàn nhà trên địa bàn huyện giai đoạn 2010 -2015. Từ khi Chỉ thị được ban hành, các cấp ủy Đảng, chính quyền tích cực tổ chức triển khai thực hiện. Đặc biệt, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân , giúp bà con thấy rõ những hạn chế bất lợi của việc nuôi nhốt gia súc dưới gầm sàn.
Cán bộ, đảng viên đi đầu gương mẫu trong việc thực hiện di chuyển chuồng trại gia súc ra khỏi gầm sàn nhà. Đồng chí Dương Văn Tu, Bí thư Đảng ủy xã Hạ Thôn cho biết: Từ năm 2009, huyện Hà Quảng đã hỗ trợ 150 triệu đồng cho 150 hộ triển khai thí điểm mô hình di chuyển chuồng trại chăn nuôi gia súc ra khỏi gầm sàn nhà tại xã Hạ Thôn.
Trong 2 năm ( 2009 - 2010), hàng trăm con trâu, bò đã được chuyển ra khỏi gầm sàn nhà, cán bộ, đảng viên đi đầu làm trước, bà con tích cực hưởng ứng làm theo. Để thực hiện tốt Chỉ thị số 04 của Ban thường vụ Huyện ủy, xã đã xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện, tận dụng tối đa nội lực trong nhân dân, địa phương và lồng ghép từ nguồn vốn chương trình 135 giai đoạn II, chỉ đạo bà con tập trung làm chuồng trại sạch sẽ, thúc đẩy chăn nuôi phát triển. Xã đã đạt 3/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới về Môi trường sinh thái, Trạm y tế , Đảng bộ đạt trong sạch vững mạnh.
Phong trào di dời chuồng trại khỏi gầm sàn đã phát triển rộng khắp xã Hạ Thôn. Anh Lạ Văn Tới, Trưởng xóm Chắm Ché cho biết: Thực hiện chủ trương của cấp ủy, chính quyền xã về việc di dời gia súc ra khỏi gầm sàn nhà, cán bộ, đảng viên trong xóm đều đi đầu , tôi đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong xóm đến từng hộ gia đình vận động, giải thích để bà con hiểu nhằm thay đổi nhận thức, xóa bỏ tập quán nhốt trâu, bò ở gầm sàn. Anh Dương Đào Tu, ở xóm Chắm Ché “khoe” với chúng tôi: Nếu chăm sóc bò chu đáo, làm chuồng sạch sẽ, ủ chua cỏ voi dự trữ thức ăn.., nuôi 3 năm bán ra thị trường lúc nào cũng được 10 triệu đồng/con. Còn còn nuôi nhốt dưới gầm sàn bò gầy yếu, cũng nuôi trong thời gian 3 năm 1 con bò chỉ bán được từ 2 - 3 triệu đồng.
Ông Sùng Thào Nó, dân tộc Mông, ở xóm Kéo Nặm vui vẻ kể: Gia đình được nhà nước hỗ trợ 1 triệu đồng, cùng với số tiền tích cóp từ việc bán bò hằng năm, tôi đã làm chuồng trại bằng cột gỗ, móng đổ bê tông, nền sàn rải ván, xung quang xiên xà gỗ, mái lợp Phibrôximăng với tổng số tiền trên 50 triệu đồng. Thấy gia đình tôi nuôi nhốt trâu, bò ra xa nhà không bị mất trộm mà 12 con bò to khỏe, tận dụng được phân bón cho cây trồng nên bà con trong xóm đều làm theo. 100% hộ trong xóm đã đưa ra súc ra khỏi gầm sàn.
Sau một năm thực hiện Chỉ thị số 04-CT/ HU, ngày 30/3/2011Ban Chấp hành Huyện ủy Hà Quảng về việc di chuyển chuồng trại chăn nuôi gia súc ra khỏi gầm sàn nhà , đến nay, đã có 3.400/6.074 hộ di chuyển chuồng trại ra xa nhà, các xã: Nà Sác, Phù Ngọc, Quý Quân, Đào Ngạn, Hạ Thôn... có 90% số hộ di dời chuồng trại ra khỏi gầm sàn nhà.
Đồng chí Bế Thanh Tịnh, Tỉnh ủy viên, Bí Thư Huyện ủy Hà Quảng cho biết: Trong thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nội dung của Chỉ thị, đồng thời phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, đẩy mạnh các phong trào thi đua tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của nhân dân, gắn việc di chuyển chuồng trại ra khỏi gầm sàn nhà ở với việc bình xét gia đình văn hóa, làng văn hóa. Tập trung chỉ đạo quyết liệt việc di chuyển chuồng trại gắn với việc thực hiện đề án phòng chống đói rét cho trâu, bò. Phấn đấu đến năm 2015, số hộ di chuyển chuồng trại gia súc ra gầm sàn nhà đạt 90%.
Có thể bạn quan tâm
Diệt sâu hồng trên bưởi da xanh không cần bao trái. Đó là kinh nghiệm của ông Nguyễn Văn Hồng Vân - Tổ trưởng Tổ liên kết sản xuất bưởi da xanh (tổ 1), ở ấp 4 - xã Bình Hòa (Giồng Trôm - Bến Tre).
Tháng 3 là thời gian đỉnh điểm của vụ thu hoạch cau ở miền núi Sơn Tây (Quảng Ngãi). Thế nhưng tại các khu vườn, vùng đồi, triền dốc, hàng trăm ngàn cây cau với quả chín đầy trên buồng, phía dưới gốc rơi vãi đầy quả chín nhưng vẫn vắng người thu hoạch.
Còn về nhập khẩu nguyên liệu, khách hàng quốc tế có cam kết của các nước Tây Phi thì năm 2014, các nước này sẽ dành nguyên liệu điều thô bán cho Việt Nam, đủ để cân đối nguyên liệu chế biến của các nhà máy.
Theo dự báo thời tiết từ tháng 3 đến tháng 4 diễn biến rất phức tạp, đây là giai đoạn tôm thiệt hại cao nhất đã được thống kê, rút kinh nghiệm từ nhiều năm qua. Ngành Nông nghiệp Sóc Trăng khuyến cáo các vùng nuôi tôm nước lợ trong tỉnh không nên thả giống để tránh thiệt hại mà tập trung vào khâu xử lý ao nuôi, thận trọng hơn trong chọn giống để hạn chế thấp nhất rủi ro cho vụ nuôi năm 2014
Tuy không khí ngày xuân đang tràn ngập ở các địa phương trong tỉnh nhưng để đảm bảo tiến độ thời vụ, ngay trong những ngày đầu năm mới Giáp Ngọ, nông dân xã Hùng Sơn, Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đã tiếp tục xuống đồng chăm sóc cây lúa và hoa màu.