Nghiên cứu phát triển loài cá cảnh đẹp
Tại đồng bằng sông Cửu Long, cá chành dục (Channa gachua) và cá dầy (Channa lucia), do kích thước nhỏ nên chưa được nuôi phổ biến, chủ yếu được khai thác ngoài tự nhiên. Tuy nhiên, ở các quốc gia châu Mỹ, cá chành dục là đối tượng cá cảnh đắt tiền do khi còn nhỏ chúng có màu sắc đặc biệt trên cơ thể.
Trong xu thế đa dạng hóa các loài vật nuôi, gia tăng lợi nhuận kinh tế và nhu cầu bảo vệ nguồn lợi tự nhiên, việc nghiên cứu và đưa đối tượng này vào sản xuất là rất cần thiết. Những chỉ tiêu đặc điểm hình thái rất quan trọng trong việc nhận dạng các loài cá thuộc họ Channidae này, giúp cho các nhà nghiên cứu dễ dàng phân loại chúng theo loài, các hộ nuôi cá cũng dễ dàng nhận biết đối tượng nuôi nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp những thông tin về hình thái của cá chành dục phân bố tại tỉnh Hậu Giang. Kết quả phân tích trên 226 mẫu cho thấy, cá chành dục là loài cá có kích thước nhỏ, chiều dài cơ thể dao động từ 6,2 - 17cm. Cơ thể cá có dạng thon dài. Đầu to, rộng, dẹp bằng, chiều dài đầu lớn hơn chiều cao đầu. Mắt tròn nằm lệch về nửa trên của đầu. Miệng có hình cung rộng, chiều dài xương hàm ngắn hơn chiều rộng của miệng. Hàm dưới nhô ra hơn hàm trên và chiều dài xương hàm dưới dài hơn xương hàm trên.
Răng phân bố trên 2 hàm, các răng nhỏ, nhọn và sắc, không có răng nanh. Vây lưng dài, không có gai cứng; vây đuôi tròn, không chẻ hai; cuống đuôi ngắn, vây bụng nhỏ. Vảy quanh cuối đuôi từ 12 - 14 vảy, vảy trước vây lưng 11 - 13 vảy. Cá có màu xám đen ở mặt lưng và nhạt gần xuống bụng. Vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn có màu xanh óng ánh với phần rìa màu đỏ tươi hoặc màu cam. Kết quả giải trình tự gen cho thấy loài cá chành dục thu ở đồng bằng sông Cửu Long có tên khoa học là Channa gachua.
Có thể bạn quan tâm
Năm 2014, tỉ lệ thiệt hại trên tôm nuôi của tỉnh Sóc Trăng khá cao (trên 41%), tuy nhiên sản lượng vẫn đạt trên 80.000 tấn theo kế hoạch đề ra. Kết quả ấy là do người nuôi tôm đã chuyển đổi cơ cấu giống từ nuôi tôm sú sang tôm thẻ chân trắng một cách hợp lý.
Ngày đầu tuần tháng 1, sau chuyến đi biển cuối năm gặp trục trặc về máy móc, tàu câu mực lớn nhất Đà Nẵng ĐNa 90567 được ngư dân Trần Văn Mười cho lên đà bảo dưỡng. Phút rảnh rỗi, Trần Văn Mười tâm sự: “Tuy năm nay mất mùa mực, song giá mực cao hơn năm ngoái khoảng 25.000 đồng/kg, nên thu nhập cũng khá cao so với các nghề khác.
Sò huyết được nuôi xen canh với tôm, cua tại các vuông nuôi thủy sản vùng nước mặn của Cà Mau, tập trung nhiều ở huyện Cái Nước. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Nước thống kê cả huyện có trên 6.600ha sò huyết, tập trung nhiều ở xã Đông Thới và Trần Thới.
Trước nhu cầu sử dụng các tuyến ống để phục vụ thoát nước thải và cấp nước mặn trong nuôi tôm chân trắng ở các xã ven biển huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế), UBND tỉnh đã hỗ trợ trang cấp hơn 40 ngàn ống PVC các loại, 195 ống buy bê tông các loại và nhiều phụ kiện vật tư khác.
Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản được huyện tập trung, thường xuyên kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã xử lý 146 trường hợp, trong đó có 14 trường hợp giã cào bay hoạt động sai tuyến. Đồng thời, tổ chức 2 lớp tập huấn cho 200 ngư dân tại xã Phước Thể về công tác nâng cao năng lực ứng phó với bão lốc khi ra biển hoạt động.