Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đổi Thay Ở Nông Thôn Hà Quảng

Đổi Thay Ở Nông Thôn Hà Quảng
Publish date: Sunday. June 30th, 2013

Đến các xã vùng cao của huyện Hà Quảng, nhận ra những nét mới ở nơi đây. Ý thức vệ sinh môi trường của bà con các dân tộc vùng cao đã có nhiều chuyển biến, chuồng trại nuôi trâu, bò được che chắn cẩn thận, láng xi măng sạch sẽ, gia súc được di dời ra khỏi gầm sàn nhà ở đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, tạo tiền đề cho huyện thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Chuồng chăn nuôi trâu, bò của gia đình bà Hà Thị Thâm, dân tộc Nùng ở xóm Lũng Hoài, xã Hạ Thôn (Hà Quảng) đã di dời ra khỏi gầm sàn nhà ở.

Hà Quảng có điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc. Tuy nhiên, do tập quán truyền thống, đồng bào chưa chú trọng cải thiện chuồng trại, công tác phòng, chống dịch bệnh còn hạn chế, chuồng trại và gia súc để dưới gầm sàn nhà ở làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người,  hạn chế sự phát triển của đàn gia súc.

Để khắc phục tình trạng trên Ban Chấp hành Huyện ủy Hà Quảng đã ban hành Chỉ thị số 04 - CT/ HU, ngày 30/3/2011 về việc di chuyển chuồng trại chăn nuôi gia súc ra khỏi gầm sàn nhà trên địa bàn huyện giai đoạn 2010 -2015. Từ khi Chỉ thị được ban hành, các cấp ủy Đảng, chính quyền tích cực  tổ chức triển khai thực hiện. Đặc biệt,  tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân , giúp bà con thấy rõ những hạn chế bất lợi của việc nuôi nhốt gia súc dưới gầm sàn. 

Cán bộ, đảng viên đi đầu gương mẫu trong việc thực hiện di chuyển chuồng trại gia súc ra khỏi gầm sàn nhà. Đồng chí Dương Văn Tu, Bí thư Đảng ủy xã Hạ Thôn cho biết: Từ năm 2009, huyện Hà Quảng đã hỗ trợ 150 triệu đồng cho 150 hộ triển khai thí điểm mô hình di chuyển chuồng trại chăn nuôi gia súc ra khỏi gầm sàn nhà tại xã Hạ Thôn.

Trong 2 năm ( 2009 - 2010), hàng trăm con trâu, bò đã được chuyển ra khỏi gầm sàn nhà,  cán bộ, đảng viên  đi đầu làm trước, bà con  tích cực hưởng ứng làm theo. Để thực hiện tốt Chỉ thị số 04 của Ban thường vụ Huyện ủy, xã  đã xây dựng kế hoạch  tổ chức triển khai thực hiện,  tận dụng tối đa nội lực trong nhân dân, địa phương và lồng ghép từ nguồn vốn chương trình 135 giai đoạn II,  chỉ đạo bà con tập trung làm chuồng  trại sạch sẽ,  thúc đẩy chăn nuôi phát triển. Xã đã đạt 3/19 tiêu chí  xây dựng nông thôn mới  về  Môi trường sinh thái, Trạm y tế , Đảng bộ đạt trong sạch vững mạnh. 

Phong trào di dời chuồng trại khỏi gầm sàn đã phát triển rộng khắp xã Hạ Thôn. Anh Lạ Văn Tới, Trưởng xóm Chắm Ché cho biết: Thực hiện chủ trương của cấp ủy, chính quyền xã về việc di dời gia súc ra khỏi gầm sàn nhà, cán bộ, đảng viên trong xóm đều đi đầu , tôi đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong xóm đến từng hộ gia đình vận động, giải thích để bà con hiểu nhằm thay đổi nhận thức, xóa bỏ tập quán nhốt trâu, bò ở gầm sàn.  Anh Dương Đào Tu, ở xóm Chắm Ché “khoe” với chúng tôi: Nếu chăm sóc bò  chu đáo,  làm chuồng sạch sẽ, ủ chua cỏ voi dự trữ thức ăn.., nuôi 3 năm bán ra thị trường lúc nào cũng được 10 triệu đồng/con. Còn  còn nuôi nhốt dưới gầm sàn bò gầy yếu,  cũng nuôi trong thời gian 3 năm 1 con bò chỉ bán được từ 2 - 3 triệu đồng. 

Ông  Sùng Thào Nó,  dân tộc Mông, ở xóm Kéo Nặm vui vẻ kể: Gia đình được nhà nước hỗ trợ 1 triệu đồng, cùng với số tiền tích cóp từ việc bán bò hằng năm, tôi đã làm chuồng trại bằng cột gỗ, móng đổ bê tông, nền sàn rải ván, xung quang xiên xà gỗ, mái lợp Phibrôximăng với tổng số tiền trên 50 triệu đồng. Thấy gia đình tôi nuôi nhốt trâu, bò ra xa nhà không bị mất trộm mà 12 con bò to khỏe, tận dụng được phân bón cho cây trồng nên bà con trong xóm đều làm theo. 100% hộ trong xóm đã đưa ra súc ra khỏi gầm sàn.

Sau một năm thực hiện Chỉ thị số 04-CT/ HU, ngày 30/3/2011Ban Chấp hành Huyện ủy Hà Quảng về việc di chuyển chuồng trại chăn nuôi gia súc ra khỏi gầm sàn nhà , đến nay, đã có 3.400/6.074 hộ di chuyển chuồng trại ra xa nhà, các xã: Nà Sác, Phù Ngọc, Quý Quân, Đào Ngạn, Hạ Thôn... có 90% số hộ di dời chuồng trại ra khỏi gầm sàn nhà. 

Đồng chí Bế Thanh Tịnh, Tỉnh ủy viên, Bí Thư Huyện ủy Hà Quảng cho biết:  Trong thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nội dung của Chỉ thị,  đồng thời phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, đẩy mạnh các phong trào thi đua tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của nhân dân, gắn việc di chuyển chuồng trại ra khỏi gầm sàn nhà ở với việc bình xét gia đình văn hóa, làng văn hóa. Tập trung chỉ đạo quyết liệt việc di chuyển chuồng trại gắn với việc thực hiện đề án phòng chống đói rét cho trâu, bò. Phấn đấu đến năm 2015, số hộ di chuyển chuồng trại gia súc ra gầm sàn nhà đạt 90%.


Related news

Tiếp Tục Cấp Mã Số Cho Vùng Nuôi Tôm Tiếp Tục Cấp Mã Số Cho Vùng Nuôi Tôm

Bệnh cạnh đó, các cơ quan chức năng sẽ tăng cường công tác xét nghiệm mẫu tôm, mẫu nước, đo các thông số môi trường ở các xã trọng điểm, cảnh báo những mầm bệnh nguy hiểm có thể xảy ra trong nuôi trồng thủy sản và đề xuất giải pháp khắc phục địch hại và ô nhiễm môi trường ở vùng nuôi, cơ sở nuôi trồng thủy sản.

Thursday. September 26th, 2013
Về Vụ Cá Chết Hàng Loạt Tại Xã Gia Thủy, Nho Quan (Ninh Bình) Về Vụ Cá Chết Hàng Loạt Tại Xã Gia Thủy, Nho Quan (Ninh Bình)

Trung tâm chẩn đoán Thú y T.Ư (thuộc Cục Thú Y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa cho biết, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt tại xã Gia Thủy (huyện Nho Quan - Ninh Bình) là do vi rút gây bệnh xuất huyết mùa xuân (SCV) trên mẫu bệnh phẩm cá trắm cỏ tại cơ sở nuôi cá của anh Nguyễn Văn Kiên (xã Gia Thủy, Nho Quan).

Thursday. September 26th, 2013
Nuôi Tôm Rạ, Tôm Cỏ Ăn Chắc Nuôi Tôm Rạ, Tôm Cỏ Ăn Chắc

Có thể so sánh mô hình nuôi trồng thủy sản kiểu mới này ở huyện Bình Đại (Bến Tre) cũng giống như mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo, gà ở các huyện trong tỉnh. Mô hình này có nhiều ưu điểm là ít vốn, an toàn, ăn chắc, bảo vệ môi trường, phù hợp với bà con nông dân khi không đủ vốn để nuôi tôm theo hướng công nghiệp.

Sunday. September 29th, 2013
Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp

Doanh nghiệp bảo hiểm than thua lỗ, chậm trễ trong việc bồi thường tiền bảo hiểm cho nông dân vì họ cho rằng một số hộ dân có dấu hiệu trục lợi qua việc bồi thường bảo hiểm.

Sunday. September 29th, 2013
Vượt Khó Khăn, Chuyển Hướng Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Vượt Khó Khăn, Chuyển Hướng Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản

Trước khi chia tách địa giới hành chính, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) là một trong những vùng trọng điểm nuôi trồng thủy sản (NTTS) của thành phố. Huyện xây dựng đề án NTTS quy mô lớn với quy hoạch 3 vùng nuôi nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Từ khi chia tách địa giới hành chính đến nay, phát triển thủy sản của Kiến Thụy gặp khó khăn do quy hoạch bị phá vỡ.

Sunday. September 29th, 2013