Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đổi Đời Nhờ Nuôi Ếch

Đổi Đời Nhờ Nuôi Ếch
Ngày đăng: 08/04/2014

Anh Võ Văn Nhân (36 tuổi) ở thôn Xuân An, xã Hành Thuận (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi) là người đầu tiên trong xã thực hiện thành công mô hình nuôi ếch công nghiệp, với doanh thu mỗi năm trên 1 tỷ đồng.

Bảy năm về trước, gia đình anh Nhân hết sức khó khăn. Quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nhưng chẳng tích lũy được gì. Thế là, anh Nhân khăn gói vào Củ Chi (TP.HCM) xin làm thuê tại các trang trại nuôi ếch để học hỏi kinh nghiệm. Sau gần 1 năm tích luỹ kiến thức, năm 2008 anh trở về quê đầu tư mở trang trại nuôi ếch.

Để gầy dựng mô hình, anh đã vay mượn vốn đầu tư nuôi thử nghiệm vài trăm cặp ếch giống ban đầu để lấy ngắn nuôi dài, nhưng cũng gặp không ít khó khăn, do chưa có nhiều kinh nghiệm. Vừa nuôi vừa học, đến nay anh đã đầu tư mở rộng quy mô với 65 bể nuôi, mỗi bể rộng 20m2, thả nuôi 600 - 700 cặp ếch bố mẹ với mật độ 3,5 - 4 tạ ếch/bể.

Đối với mô hình của anh Nhân, thành công nhất là việc anh đã hạn chế được hiện tượng các con trong đàn cắn nhau, nên thành phẩm thu lại cho thu nhập khá cao. Anh Nhân chia sẻ: “Tôi thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bể nuôi để hạn chế các vi sinh vật gây hại tới đàn ếch.

Đồng thời, ở mỗi bể tôi đặt một tấm tôn xi măng chiếm khoảng ¾ diện tích để ếch có nơi trú ẩn, phân bố đều. Trong khâu phân loại giống, đối với những nòng nọc đã lên vỉ (ván) phải bắt hết sang bể khác để những con còn dưới nước phát triển tiếp, tránh tình trạng con lớn ăn con bé. Phải chọn ếch có độ đồng đều cao để nuôi cùng bể, nên giảm tình trạng ếch đàn cắn nhau”.

Với quy mô nuôi 2,5 ha ở đồng Xuân An hiện nay, mỗi năm anh Nhân đầu tư nuôi 2 vụ. Sau 2 tháng là có ếch cung ứng cho thị trường. Giá ếch hiện giữ mức ổn định từ 70.000 - 100.000 đồng/kg. Trung bình, mỗi vụ gia đình anh Nhân xuất bán khoảng 15 tấn ếch thương phẩm, bình quân mỗi tấn ếch hơn 50 triệu đồng, trừ chi phí thu về hơn 1 tỷ đồng/năm.

Đầu ra cho ếch hiện tại đang rất ổn định, mỗi đợt thu hoạch ếch anh hợp đồng với một số thương lái phía bắc để tiêu thụ tại chỗ. Đồng thời, anh còn cung cấp ếch cho các chủ trại nuôi rắn ở các địa phương trên địa bàn tỉnh. Anh Nhân bộc bạch: “Nuôi ếch không quá khó, chi phí bỏ ra ít, công chăm sóc không nhiều. Chủ yếu mình cho ăn thức ăn đủ độ đạm là được và thường xuyên vệ sinh bể nuôi”.

Ngoài nuôi ếch thương phẩm, gia đình anh Nhân còn nuôi cả ếch sinh sản nên chủ động được nguồn giống những vụ sau. Tận dụng diện tích, nguồn thức ăn thừa, từ phân ếch, anh Nhân đầu tư nuôi thêm 1.000 con cá trê. Ngoài ra, anh còn đầu tư nuôi heo, gà...

Hiện trang trại của anh đã giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương với mức lương 2,5 triệu đồng/tháng. Không những năng động trong cách nghĩ, cách làm, mà anh Nhân còn thường xuyên giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi cho nông dân trong vùng và các địa phương khi đến tham quan học hỏi.


Có thể bạn quan tâm

Miền Bắc Rét Hại, Xuất Hiện Áp Thấp Nhiệt Đới Miền Bắc Rét Hại, Xuất Hiện Áp Thấp Nhiệt Đới

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, ngày 11/12, miền Bắc tiếp tục rét đậm, có nơi rét hại.

11/12/2011
Nhân Giống Thành Công Cá Hô Quý Hiếm Ở An Giang Nhân Giống Thành Công Cá Hô Quý Hiếm Ở An Giang

Trung tâm Giống Thủy sản An Giang xác nhận đã ương nuôi và sinh sản thử nghiệm thành công mẻ cá hô giống đầu tiên. Hiện Trung tâm có 100 cá hô bố mẹ đang kỳ sinh sản, ước sản xuất được khoảng 100.000 con giống cá hô trong năm 2012.

20/04/2012
Đua Nhau Nuôi Yến Đua Nhau Nuôi Yến

Tại TP.HCM, nhiều nhà đầu tư đổ dồn về huyện Cần Giờ mua đất xây nhà nuôi chim yến. Trong khi thiếu những nghiên cứu khoa học đánh giá hiệu quả và rủi ro thì việc phát triển quá nhanh theo phong trào nuôi yến đã khiến không ít người lo ngại

29/07/2011
Phát Triển Giống Lúa Nếp Đặc Sản Gà Gáy Mỹ Lung Phát Triển Giống Lúa Nếp Đặc Sản Gà Gáy Mỹ Lung

Dự án “Phát triển sản xuất lúa nếp Gà gáy Mỹ Lung thành vùng sản xuất hàng hóa” do huyện Yên Lập phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ triển khai từ năm 2009 đến nay đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân tại địa phương.

20/04/2012
Cây Dứa Của Người Mông Ở Điện Quan Thoát Nghèo Cây Dứa Của Người Mông Ở Điện Quan Thoát Nghèo

Với đặc tính chịu khô hạn, không khó tính trong lựa chọn đất sinh trưởng nên ngay khi được đặt hom, cây dứa đã bén rễ và sinh trưởng phát triển tốt ở đất núi Điện Quan. Để có giống cây, người Mông ở đây phải mua giống tận đất dứa Mường Khương với loại dứa quả to, lá nhỏ, ngọt và cho nhiều thân ở một gốc về trồng

29/11/2011