Đổi Đời Nhờ Nuôi Ếch

Anh Võ Văn Nhân (36 tuổi) ở thôn Xuân An, xã Hành Thuận (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi) là người đầu tiên trong xã thực hiện thành công mô hình nuôi ếch công nghiệp, với doanh thu mỗi năm trên 1 tỷ đồng.
Bảy năm về trước, gia đình anh Nhân hết sức khó khăn. Quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nhưng chẳng tích lũy được gì. Thế là, anh Nhân khăn gói vào Củ Chi (TP.HCM) xin làm thuê tại các trang trại nuôi ếch để học hỏi kinh nghiệm. Sau gần 1 năm tích luỹ kiến thức, năm 2008 anh trở về quê đầu tư mở trang trại nuôi ếch.
Để gầy dựng mô hình, anh đã vay mượn vốn đầu tư nuôi thử nghiệm vài trăm cặp ếch giống ban đầu để lấy ngắn nuôi dài, nhưng cũng gặp không ít khó khăn, do chưa có nhiều kinh nghiệm. Vừa nuôi vừa học, đến nay anh đã đầu tư mở rộng quy mô với 65 bể nuôi, mỗi bể rộng 20m2, thả nuôi 600 - 700 cặp ếch bố mẹ với mật độ 3,5 - 4 tạ ếch/bể.
Đối với mô hình của anh Nhân, thành công nhất là việc anh đã hạn chế được hiện tượng các con trong đàn cắn nhau, nên thành phẩm thu lại cho thu nhập khá cao. Anh Nhân chia sẻ: “Tôi thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bể nuôi để hạn chế các vi sinh vật gây hại tới đàn ếch.
Đồng thời, ở mỗi bể tôi đặt một tấm tôn xi măng chiếm khoảng ¾ diện tích để ếch có nơi trú ẩn, phân bố đều. Trong khâu phân loại giống, đối với những nòng nọc đã lên vỉ (ván) phải bắt hết sang bể khác để những con còn dưới nước phát triển tiếp, tránh tình trạng con lớn ăn con bé. Phải chọn ếch có độ đồng đều cao để nuôi cùng bể, nên giảm tình trạng ếch đàn cắn nhau”.
Với quy mô nuôi 2,5 ha ở đồng Xuân An hiện nay, mỗi năm anh Nhân đầu tư nuôi 2 vụ. Sau 2 tháng là có ếch cung ứng cho thị trường. Giá ếch hiện giữ mức ổn định từ 70.000 - 100.000 đồng/kg. Trung bình, mỗi vụ gia đình anh Nhân xuất bán khoảng 15 tấn ếch thương phẩm, bình quân mỗi tấn ếch hơn 50 triệu đồng, trừ chi phí thu về hơn 1 tỷ đồng/năm.
Đầu ra cho ếch hiện tại đang rất ổn định, mỗi đợt thu hoạch ếch anh hợp đồng với một số thương lái phía bắc để tiêu thụ tại chỗ. Đồng thời, anh còn cung cấp ếch cho các chủ trại nuôi rắn ở các địa phương trên địa bàn tỉnh. Anh Nhân bộc bạch: “Nuôi ếch không quá khó, chi phí bỏ ra ít, công chăm sóc không nhiều. Chủ yếu mình cho ăn thức ăn đủ độ đạm là được và thường xuyên vệ sinh bể nuôi”.
Ngoài nuôi ếch thương phẩm, gia đình anh Nhân còn nuôi cả ếch sinh sản nên chủ động được nguồn giống những vụ sau. Tận dụng diện tích, nguồn thức ăn thừa, từ phân ếch, anh Nhân đầu tư nuôi thêm 1.000 con cá trê. Ngoài ra, anh còn đầu tư nuôi heo, gà...
Hiện trang trại của anh đã giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương với mức lương 2,5 triệu đồng/tháng. Không những năng động trong cách nghĩ, cách làm, mà anh Nhân còn thường xuyên giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi cho nông dân trong vùng và các địa phương khi đến tham quan học hỏi.
Related news

Bà Trương Thị Thêm, Phó chủ tịch Hội nông dân phường Tân Đồng nhận xét: “Trồng gừng trong bao là cách làm kinh tế hiệu quả, nhất là với những hộ ít đất, thiếu vốn. Hội đã tổ chức cho hội viên tham quan và học hỏi kinh nghiệm từ mô hình này và sẽ nhân rộng trong thời gian tới”.

Mùa thu hoạch cà phê cũng được coi là thời điểm nhạy cảm trong năm ở các tỉnh có diện tích cà phê lớn như Gia Lai khi có đến hàng ngàn người đổ về tìm việc. Áp lực thu hái kịp mùa vụ, cộng với thời gian làm việc cho mỗi gia đình khá ngắn, đại đa số lại không phát sinh hợp đồng, kiểm tra tốt nhân thân, lai lịch… đã trở thành cơ hội cho nhiều đối tượng có tiền án, tiền sự hoặc liên quan tới pháp luật tìm nơi ẩn náu, nương thân…

Ông Võ Thành Dương cho rằng, thực trạng hàng gian, hàng nhái khiến mọi người bất bình; nhưng nếu nhìn nhận, đặt vấn đề một cách đánh đồng thì hậu quả thật khó lường. Ông Dương chỉ ra rằng, bài báo dẫn chứng việc nông dân trồng rau bên ngoài, cạnh một nhà lồng với mục đích trộn rau thường vào rau chuẩn VietGAP.

Để Dự án hoạt động tốt, Chi cục Lâm nghiệp (đơn vị thực thi Dự án) đề nghị Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ một số hoạt động như: thành lập thêm các nhóm sở thích về quế và thảo quả; quy hoạch vùng sản xuất quế tập trung; xác lập quyền chỉ dẫn địa lý Yên Bái cho sản phẩm quế của tỉnh; các hoạt động về quảng bá và xúc tiến thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Đối với một quả dưa bao từ đạt loại 1 chỉ khoảng 3 ngày tuổi, vì thế, ngày nào cũng phải thu hoạch nếu không quả to quá sẽ không được giá. Ngoài ra, trong giai đoạn thu hoạch, cây cần đảm bảo lượng nước tưới và phân bón đầy đủ nếu không sẽ rất nhanh ruỗng dây, không đảm bảo năng suất theo kế hoạch.