Khánh Hòa hỗ trợ 6.000kg rong sụn giống cho người dân

4 hộ trên địa bàn huyện Cam Lâm gồm: Nguyễn Nhành (xã Cam Hải Tây); Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Văn Phát (thị trấn Cam Đức) và Hồ Ngọc Sơn (xã Cam Hải Đông) được hỗ trợ tổng cộng 6.000kg rong sụn giống (1.500 kg/hộ), trị giá gần 280 triệu đồng.
Kinh phí hỗ trợ từ Dự án “Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Khánh Hòa” của Sở NN-PTNT. Bên cạnh đó, các hộ còn được hướng dẫn kỹ thuật trồng để rong sinh trưởng và phát triển tốt, đạt năng suất cao.
Ngoài được hỗ trợ về giống, khi rong sụn đến kỳ thu hoạch, các hộ sẽ được hỗ trợ tìm đầu ra cho rong thành phẩm, góp phần cải thiện đời sống, nhân rộng mô hình trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ có 300 m2 đất vườn, nên ông Đồng Rân, ở thôn 2, xã Nghĩa Dõng (TP. Quảng Ngãi) quyết định tận dụng để chăn nuôi và trồng cà chua.

Những năm gần đây, ngoài sản xuất lúa hàng hóa, nông dân huyện Cai Lậy (Tiền Giang) còn nhân rộng mô hình sản xuất lúa giống. Những nông dân có điều kiện về đất đai, tâm huyết với nghề đã tập hợp, liên kết để cùng trao đổi kinh nghiệm sản xuất, cung ứng lúa giống cho thị trường.

Bước vào sản suất vụ xuân 2014, tỉnh Hà Tĩnh đã phải tập trung khắc phục hậu quả sự cố 95,5 tấn giống lúa VTNA2 có tỷ lệ nảy mầm không đạt tiêu chuẩn do Tổng Công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An cung ứng.

Sau khi thí điểm sử dụng 2 máy nâng xếp mía, năm 2013, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã đưa vào vận hành máy làm đất mía. Cùng với vụ thu hoạch mía 2013 - 2014, Dự án Cơ giới hóa trong sản xuất mía ở huyện đã cho thấy hiệu quả bước đầu.

Từ sau chuyển dịch cơ cấu sản xuất năm 2001, nông dân xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước (Cà Mau) thực hiện mô hình lúa - tôm kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Qua thời gian “con tôm ôm cây lúa” đã chứng minh hướng đi đúng đắn trên bước đường chuyển dịch sản xuất.