Huyện Tuy An (Phú Yên) có hơn 60 ha tôm nuôi bị bệnh và mất trắng
Tính đến thời điểm này, huyện Tuy An đã có hơn 60 ha trong số 385 ha thả nuôi trong I/2015 bị mắc bệnh hoại tử gan tụy, trong số này hơn 12 ha thả nuôi được 1 - 1,5 tháng tuổi bị mất trắng. Diện tích tôm nuôi mắc bệnh và mất trắng tập trung chủ yếu ở những vùng nuôi tôm lâu năm, như An Ninh Tây, An Ninh Đông và An Cư.
Nguyên nhân tôm nuôi bị bệnh được xác định bởi 3 yếu tố chính, gồm chất lượng nguồn giống không được đảm bảo, nắng nóng kéo dài khiến rong tảo trong các khu vực, hồ nuôi tôm phát triển mạnh, gây bó hẹp không gian trong hồ nuôi, hạn chế nguồn o - xy trong nước và nguồn nước tại nhiều khu vực, hồ nuôi tôm bị ô nhiễm trầm trọng.
Trước tình hình này, các cơ quan chuyên môn huyện Tuy An khuyến cáo hộ nuôi tôm cần bổ sung các khoáng chất cần thiết để tăng cường sức khỏe cho tôm nuôi. Đồng thời, hỗ trợ cho hộ nuôi tôm 3.700 kg hóa chất clorin để xử lý, làm sạch môi trường nước trong hồ nuôi nhằm hạn chế mầm bệnh phát tán, lây lan gây hại tôm nuôi trên diện rộng.
Tuy nhiên, nếu điều kiện nắng nóng tiếp tục kéo dài và nhiều hộ nuôi tôm còn lơ là với công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi như hiện nay, thì diện tích tôm nuôi bị bệnh và mất trắng ở huyện Tuy An sẽ còn xảy ra trên diện rộng.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian qua, do những diễn biến thất thường của thời tiết, có những thời điểm nhiệt độ thường xuyên lên đến 38-40oC, kéo dài nhiều ngày đã ảnh hưởng không nhỏ đến không chỉ đời sống của con người mà còn có những tác động bất lợi đến sinh trưởng của cây trồng, trong đó cây chè là một trong những loại cây trồng bị tác động khá lớn. Ông Lê Toàn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ cho biết: Từ nhiệt độ 35oC trở lên, cây chè sẽ ngừng sinh trưởng.
Chiều 10/7, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Lê Quốc Doanh và đoàn công tác đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp & PTNT về triển khai công tác phòng, chống bệnh đốm nâu trên thanh long. Tham dự cuộc họp có một số sở, ban ngành; ban chỉ đạo phát triển cây thanh long bền vững các địa phương và một số nông dân trồng thanh long.
Cần đặt ngành Chăn nuôi của Việt Nam vào “bản đồ” chăn nuôi thế giới để thay đổi cách tiếp cận trong việc phát triển ngành theo hướng sản xuất hàng hóa có cạnh tranh cao về chất lượng, giá trị trong tiêu dùng và xuất khẩu.
Từ đầu năm đến nay, dù dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng vẫn diễn ra ở nhiều địa phương, song chăn nuôi của Hà Nội vẫn tương đối ổn định.
Nhờ áp dụng công nghệ nuôi bò sữa của Israel nên năng suất cho sữa của đàn bò ở trại thực nghiệm chăn nuôi bò sữa của TPHCM có năng suất cao hơn năm trước gần 19%. TPHCM hiện đang tính toán để nhân rộng mô hình này.