Doanh thu từ quả lê đạt trên 3,5 tỷ đồng
Theo Phòng Kinh tế huyện Bắc Hà, niên vụ lê năm nay, toàn huyện Bắc Hà đã thu hoạch được 198,8 tấn quả lê. Với giá bán trung bình từ 20.000 – 30.000 đồng/kg, người trồng lê có thu nhập khá, mỗi ha cho thu nhập 35 triệu đồng. Doanh thu từ quả lê của huyện Bắc Hà đạt trên 3,5 tỷ đồng.
Lê Tai nung trồng tại Bắc Hà.
Toàn huyện Bắc Hà hiện có 142 ha trồng cây lê, trong đó có 133,4 ha trồng bằng giống lê Tai-nung, diện tích tập trung tại các xã: Tà Chải, Na Hối, Bản Phố, Hoàng Thu Phố, Lầu Thí Ngài, Tả Van Chư, Bản Già, Lùng Cải và thị trấn Bắc Hà.
Cùng với cây lê địa phương, những năm qua, cây lê Tai- nung đã góp thêm một sản phẩm nông nghiệp sạch, phục vụ nhu cầu tiêu dùng, khách du lịch khi đến Bắc Hà.
Ngoài sản phẩm lê quả được bà con thu hái bán ở chợ phiên, nhiều khách du lịch đến nghỉ dưỡng tại Bắc Hà rất thích thú khi tham quan các vườn lê, được tự tay hái lê và mua sản phẩm ngay tại nương, vườn của đồng bào.
Cùng với nâng cao giá trị thu nhập cho người làm vườn, việc trồng lê ở Bắc Hà góp phần xây dựng sản phẩm du lịch mới - du lịch nông nghiệp công nghệ cao đang được nhiều du khách quan tâm.
Có thể bạn quan tâm
Nhiều năm qua, Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Hoàng Su Phì luôn đồng hành cùng người nông dân trong việc đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nhiều hộ đã vượt qua khó khăn vươn lên làm giàu từ hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ cho vay của Ngân hàng.
Thực hiện chính sách cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ; đến nay, trên địa bàn huyện Quản Bạ đã có hàng nghìn lượt hộ nông dân được vay vốn từ Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) huyện để phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế đạt hiệu quả cao, tạo đà để nhiều người dân vươn lên thoát nghèo.
Sau 2 năm triển khai thực hiện, cánh đồng mẫu lớn (CĐML) đã từng bước khẳng định mô hình sản xuất lúa kiểu mẫu tại Hậu Giang. Tuy nhiên, các hình thức đầu tư khép kín từ sản xuất đến thu mua sản phẩm giữa người dân với doanh nghiệp chưa thực sự mạnh mẽ, nên đã ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu tiến tới xây dựng cánh đồng lớn cho tỉnh.
Trao đổi với chúng tôi về tình hình sản xuất vụ đông, đồng chí Cao Xuân Hải - Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Thao đánh giá: Là huyện đồng bằng, đất chật, người đông, từ lâu Lâm Thao đã chú trọng tăng vụ, trong đó sớm đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính.
Từ tháng 5/2014 đến nay, dịch sâu róm tấn công rừng thông phát triển mạnh tại địa bàn các huyện Cam Lộ, Vĩnh Linh và Hướng Hóa (Quảng Trị), gây thiệt hại nặng nề cho hơn 1.000 ha rừng thông. Năm nay dịch sâu róm xuất hiện sớm, xảy ra trong điều kiện nắng nóng kéo dài nên diễn biến rất phức tạp.