Doanh Nghiệp Tôm Lo Xuất Khẩu Bị Giảm

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu tôm, nhiều yếu tố thị trường đang diễn biến không thuận lợi cho hoạt động thu mua chế biến và xuất khẩu.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Công ty cổ phần thủy sản Út Xi, Sóc Trăng cho biết, sức mua thị trường châu Âu, Mỹ - là các thị trường xuất khẩu chính đang giảm. Ngoài ra, nguồn cung tôm xuất khẩu từ Ấn Độ, Trung Mỹ dồi dào, sản lượng khai thác tôm vịnh Mexico tăng... đã kéo giá xuất khẩu tại các thị trường trên giảm mạnh.
“Cùng thời điểm này năm trước, khách hàng hỏi mua tôm của chúng tôi rất nhiều nhưng hiện nay lại im hơi lặng tiếng. Hàng tồn kho của chúng tôi hiện khá cao”, ông nói.
Một khó khăn khác đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), mới đây, Liên minh Tôm miền Nam (SSA) của Mỹ đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. SSA cho rằng Việt Nam đã không kiểm tra kỹ thủy sản trước khi xuất khẩu sang Mỹ trong khi số lượng mẫu sản phẩm tôm xuất khẩu Việt Nam bị phía Nhật Bản và Canađa phát hiện có chất cấm tăng.
Mặc dù chưa bước vào vụ thu hoạch chính, nhưng cập nhật về tình hình thiệt hại do tôm bị dịch bệnh của Vụ Nuôi trồng thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đến ngày 25-3 cho thấy tỷ lệ thiệt hại đối với tôm thâm canh ở tỉnh Sóc Trăng lên đến 23,83% diện tích đã thả nuôi và thiệt hại là 3,51% đối với tôm quảng canh.
Trong khi đó, tỉnh Cà Mau với tổng diện tích thả nuôi tôm lớn nhất ĐBSCL là trên 256.000 héc ta cũng chịu thiệt hại lần lượt là 9,09% và 9,84% đối với tôm nuôi thâm canh và quảng canh. Các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Kiên Giang cũng ghi nhận thiệt hại tôm chết khá nhiều do dịch bệnh.
Hiện tại, dể duy trì hoạt động ổn định, mỗi tháng Công ty Út Xi cần trung bình 1.500 - 1.700 tấn nguyên liệu nhưng thị trường hiện chỉ cung cấp được 15% lượng nguyên liệu cần thiết, còn lại phải sử dụng nguyên liệu đã dự trữ từ trước.
Có thể bạn quan tâm

Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi là xu thế tất yếu đáp ứng nhu cầu thị trường và giúp ngành chăn nuôi phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chuỗi liên kết đã gặp không ít khó khăn như việc xây dựng nhãn hiệu thương hiệu cho sản phẩm...

Bằng sự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, mở lối đi riêng, anh Nguyễn Văn Vượng, ở tổ dân phố 3, phường Nghĩa Trung (Gia Nghĩa - Đắk Nông) đã bước đầu thành công, có thu nhập cao từ việc nuôi… vịt trời.

Huyện Si Ma Cai (Lào Cai) xây dựng và triển khai dự án chăn nuôi gia súc chất lượng cao theo hướng nuôi nhốt.

Với việc ra đời Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn (Hà Nội), nhiều người chăn nuôi gà đồi địa phương đang kỳ vọng về một hướng đi mới có sự liên kết bền chặt để vừa giữ vững thương hiệu, vừa mở rộng đầu ra cho sản phẩm.

Hiện nay ở khu vực ĐBSCL có nhiều mô hình nuôi dê khác nhau tùy điều kiện địa lý, đất đai, môi trường.