Lập vành đai đánh bật gia cầm nhập lậu
Đó là nhận định của lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông quốc gia tại hội thảo đánh giá kết quả bước đầu thực hiện dự án, diễn ra ngày 19.11 ở Quảng Ninh.
Khó khăn để triển khai dự án
“Mô hình sản xuất giống gia cầm cho các tỉnh biên giới phía Bắc” được Bộ NNPTNT triển khai tại 7 tỉnh gồm: Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Điện Biên, Quảng Ninh, Hà Giang và Lai Châu từ năm 2014.
Tại 7 tỉnh này, các giống gia cầm ở đây khá phong phú.
Ngoài các giống bản địa do người dân tự lai tạo còn có nguồn giống cung cấp từ các cơ sở trong nước, như gà có các giống: LV, LV lai, Tam Hoàng, Ri, Ri lai, Chọi, Chọi lai, Mía lai, Hồ, Hồ lai, Đông Tảo, Đông Tảo lai, H'Mông; thủy cầm có: Vịt cỏ, vịt Bầu, PT, Đốm, Triết Giang, TC, Khakicampbell, SM...
Mô hình nuôi vịt biển tại phường Mông Dương (TP.Cẩm Phả, Quảng Ninh) theo dự án đang đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, lợi dụng đường biên dài khó kiểm soát, gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc bên kia biên giới rẻ, việc nhập lậu các mặt hàng này vào các tỉnh biên giới và đi sâu vào nội địa diễn biến rất phức tạp gây nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho cả đàn vật nuôi và con người.
Bên cạnh đó, trình độ chăn nuôi của người dân ở 7 tỉnh biên giới phía Bắc còn rất hạn chế, đặc biệt là quy trình chăn nuôi gia cầm bố mẹ để sản xuất giống hầu như mang tính tự phát nhỏ lẻ, cơ sở vật chất để xây dựng chuồng trại và vật tư tham gia đối ứng còn rất nhiều khó khăn.
Do địa bàn triển khai mô hình xa, việc vận chuyển con giống và các vật tư cần thiết cũng gặp những khó khăn nhất định.
Hiệu quả kinh tế cao
Đến nay, dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống gia cầm cho 7 tỉnh biên giới phía Bắc” đã hỗ trợ 10.000 con gà, vịt bố mẹ; cung cấp thức ăn hỗn hợp các giai đoạn dò hậu bị và sinh sản cho 76 hộ tham gia mô hình.
Đồng thời vận hành 5 cơ sở ấp trứng gia cầm tại 5 tỉnh...Cũng theo đánh giá kết quả năm 2014-2015, đàn gà, vịt bố mẹ phát triển tốt, tỷ lệ đẻ trứng, tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở đều đạt cao.
Các hộ nuôi cơ bản đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, bước đầu đưa an toàn sinh học vào chăn nuôi, hình thành các nhóm hộ chăn nuôi.
Hiệu quả kinh tế của mô hình cao hơn khoảng 10% so với sản xuất đại trà trước đây.
Trong hơn 1 năm thực hiện, Quảng Ninh đã xây dựng 4 điểm trình diễn đạt quy mô 4.000 con gia cầm, 2 máy ấp, 2 máy nở với 33 hộ tham gia đạt 100% so với yêu cầu hợp đồng đã ký với dự án.
100 hộ áp dụng đúng chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo yêu cầu của dự án nên tỷ lệ gia cầm nuôi sống đến lúc đẻ đạt 95%, tỷ lệ gia cầm đẻ đạt 90%.
Có thể bạn quan tâm
Giữa khu rừng của bản Có, xã Chiềng Xôm (Thành phố Sơn La) có một thung lũng cứ đến mùa mưa, nước lại tích tụ thành ao - bà con gọi là Bôm Lầu hay “ao trời”, thả cá ở đây chỉ sau 2 đến 3 tháng là được thu hoạch.
Nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã tự ý xuống giống lúa vụ 3 (còn gọi là vụ thu đông) năm 2013 với tổng diện tích lên đến gần 1.000ha, tập trung nhiều ở 2 huyện Hồng Ngự và Tân Hồng (Đồng Tháp), dù ngành chức năng khuyến cáo không nên xuống giống vì hệ thống đê bao không đảm bảo an toàn. Hiện tại, nước lũ thượng nguồn đang đổ về mạnh, chính quyền và người dân đang “gồng mình” quyết tâm bảo vệ lúa vụ 3 nhằm tránh thiệt hại cho người dân.
Thời điểm hiện nay, người dân ở tỉnh Lạng Sơn đang bước vào mùa thu hoạch Hoa Hồi với niềm vui không trọn vẹn, bởi năm nay hoa hồi được giá nhưng lại mất mùa…
Mặc dù chi phí sản xuất mỗi công hành giống lên đến 9 - 10 triệu đồng, nhưng nhờ đạt năng suất và giá bán khá cao, vụ hành giống năm nay, nông dân Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng vẫn có lời khá. Theo Trạm Khuyến nông thị xã Vĩnh Châu, năng suất bình quân của hơn 1.400ha hành tím giống từ 10 - 11 tấn/ha; cùng với giá bán từ 25.000 - 30.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, người trồng hành giống vẫn có lời từ 15 - 20 triệu đồng/công.
Đó là anh Nguyễn Duy Liên ở đội 5, xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Và cũng chính đà điểu đã giúp cho anh trở thành triệu phú.