Doanh nghiệp thu mua sản phẩm thủy sản của Hậu Giang còn yếu
Trên địa bàn tỉnh hiện có 4 nhà máy chế biến cá tra, hàng chục thương lái trong và ngoài tỉnh thu mua cá đồng. Thế nhưng, thay vì sử dụng nguồn thủy sản nguyên liệu của người dân Hậu Giang thì các doanh nghiệp, cũng như thương lái thường chọn mua sản phẩm từ các tỉnh khác.
Nguyên nhân chủ yếu là do công tác kiểm tra kháng sinh trên các loại thủy sản như cá tra, thát lát, lươn và một số sản phẩm thủy sản khác thời gian qua còn hạn chế; chưa kể là quá trình kiểm tra chưa được công bố rộng rãi trên trang web nên các doanh nghiệp khó tiếp cận thông tin. Ngoài ra, công tác quản lý thủ tục hành chính còn chồng chéo, rườm rà; và chưa có sự liên kết chặt chẽ từ cơ sở sản xuất cá giống đến người nuôi, người bán và doanh nghiệp.
Tại buổi gặp gỡ, tiếp xúc với các doanh nghiệp thu mua, chế biến thủy sản diễn ra mới đây, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nguyễn Văn Đồng khẳng định, từ đây đến cuối năm, doanh nghiệp dự kiến thu mua vùng nào thì ngành sẽ tiến hành kiểm tra ngay chất lượng kháng sinh, hóa chất vùng đó; và đưa lên cổng thông tin điện tử của ngành nông nghiệp Hậu Giang để các doanh nghiệp tiện theo dõi.
Bên cạnh đó, sẽ tập trung đầu tư hạ tầng giao thông kết hợp thủy lợi; kiến nghị các ngành liên quan của tỉnh quan tâm thực hiện công tác đơn giản hóa thủ tục hành chính để khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thủy sản tham gia đầu tư, thu mua sản phẩm trên địa bàn Hậu Giang,…
Có thể bạn quan tâm
Ông Nguyễn Văn Hòa bắt đầu nuôi ba ba từ năm 2000. Ban đầu, ông xây ao nuôi thử nghiệm 15 con ba ba giống nhưng do chưa biết cách chăm sóc, phòng bệnh nên ba ba chết dần dần. Học hỏi kinh nghiệm từ mô hình nuôi ba ba ở các tỉnh khác và tự rút kinh nghiệm trong quá trình nuôi, trong vòng 4 năm ông Hòa đã ổn định được tay nghề và bắt đầu kiếm được thu nhập 100 triệu đồng/năm.
Theo Sở NN&PTNT, đến thời điểm này diện tích có tôm thả nuôi trong toàn tỉnh Bạc Liêu là 84.000ha. Trong đó, tôm nuôi theo mô hình thâm canh và bán thâm canh 6.277ha. Trong tuần qua, nông dân đã thu hoạch 53.436ha tôm nuôi, sản lượng đạt gần 1.500 tấn. Sau khi thu hoạch, nông dân tiếp tục cải tạo ao vuông và thả tôm nuôi hơn 19.200ha. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên đã có 5.408ha tôm nuôi bị thiệt hại.
Công ty TNHH liên doanh Thung Lũng Nắng đang tiếp tục đầu tư hoàn thành Dự án Trang trại nuôi cá “Thung lũng cầu vồng” tại xã Đạ Sar và xã Lát, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng). Với tổng nguồn vốn 1,7 triệu USD, trên địa bàn 2 xã này, công ty thực hiện dự án trên 100ha rừng thuộc Khoảnh 3, Tiểu khu 115 và các Khoảnh 3, 7, 8, 9, Tiểu khu 99, Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim.
Năm 14 tuổi, anh Trần Trọng Hoài ở khu 1, phường Tuần Châu (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) đã lặn lội về quê gốc tại huyện Phù Mỹ (Bình Định) để học nghề nuôi trồng thuỷ sản. Năm 1993, trở về Tuần Châu, anh nhận thấy tại khu vực Nuỗng Đầm có thể cải tạo để nuôi thuỷ sản. Anh đã xin chính quyền cấp cho 10ha để phát triển kinh tế.
Sau hơn 5 năm triển khai, dự án biến đổi khí hậu (BĐKH) do Đại sứ quán Phần Lan tài trợ đã được Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung (thuộc Trường Đại học Nông lâm Huế) triển khai có hiệu quả trên nhiều vùng đất bạc màu của tỉnh Quảng Trị. Từ dự án này, nhiều “vùng đất chết” ở hai huyện Hải Lăng và Triệu Phong đã từng bước hồi sinh và mở ra hướng làm giàu bền vững cho người dân.