Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Doanh Nghiệp Muốn Giúp Người Trồng Dưa Nhưng Bất Lực

Doanh Nghiệp Muốn Giúp Người Trồng Dưa Nhưng Bất Lực
Ngày đăng: 12/04/2014

Thời gian qua, trong khi dưa hấu rớt giá nhưng không có người mua khiến nông dân trong tỉnh Quảng Ngãi khốn đốn, thì có doanh nghiệp dù muốn thu mua giúp người dân, nhưng đành phải vào tận Phú Yên để vận chuyển dưa hấu về…

Vào Phú Yên mua dưa

Trước tình cảnh dưa hấu chín hàng loạt nhưng không có người thu mua, hệ thống Siêu thị Co.opMart khu vực miền Trung đã liên kết với một doanh nghiệp ở Phú Yên để tiêu thụ dưa hấu giúp nông dân tỉnh này.

Việc làm này vừa giúp người tiêu dùng tiếp cận được với sản phẩm địa phương vừa hỗ trợ cho bà con nông dân khi dưa đang “bí” đầu ra. Nhưng đó là câu chuyện của người trồng dưa ở Phú Yên. Còn tại Quảng Ngãi, dù dưa hấu chín đầy đồng và đã “đại hạ giá” nhưng Co.opMart Quảng Ngãi vẫn không thể thu mua.

Lý giải điều này, ông Lê Hồng Ca - Giám đốc Siêu thị Co.opMart Quảng Ngãi cho biết: “Mặc dù rất muốn mua dưa giúp bà con, nhưng chúng tôi đành phải tiêu thụ dưa Phú Yên bởi lẽ, ở Quảng Ngãi không hề có một đơn vị đầu mối nào đứng ra thu gom dưa cũng như kiểm tra và đảm bảo cho chúng tôi về các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy dù rất muốn, nhưng chúng tôi đâu thể xuống từng ruộng dưa để mua mỗi ruộng vài trăm ký theo kiểu nhỏ lẻ”.

Không chỉ riêng vụ dưa năm nay, mà điệp khúc được mùa - mất giá cứ lặp đi lặp lại khiến người nông dân phải liên tục “ngậm” lỗ dù bội thu. Thiếu sự liên kết với doanh nghiệp để ổn định được đầu ra cho sản phẩm, bà con nông dân như đánh bạc với giá cả vào mỗi vụ mùa.

“Trồng dưa đã 4 năm, là 4 năm tôi mang nợ. Như vụ dưa năm ngoái, mới hôm qua người ta còn thu mua ruộng bên cạnh 5.000 đồng/kg, thì hôm nay sang đến ruộng tôi, giá chỉ còn 1.500 đ/kg. Nhưng nếu không bán, thì dưa cũng hỏng. Rồi thêm năm nay, đừng nói 1.500đ dù 500 đồng mà họ chịu mua thì tôi cũng bán hết”, anh Nguyễn Minh Tuấn một nông dân ở Tịnh An (TP.Quảng Ngãi) cho biết.

Bài toán liên kết

Trao đổi cùng chúng tôi về vấn đề này, ông Đinh Duy Sung- Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: “Hiện nay, vấn đề liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trên địa bàn tỉnh ta vẫn còn nhiều hạn chế.

Mà nguyên nhân chính là do người dân chủ yếu chỉ sản xuất theo kiểu manh mún, chứ chưa quy hoạch tập trung, nên doanh nghiệp dù muốn vào cuộc cũng khó”. Ông Sung cho biết thêm: “Nếu có thể quy hoạch được các vùng sản xuất như làng trồng nấm ở Đức Nhuận (Mộ Đức)… thì doanh nghiệp mới có thể dễ dàng liên kết, đồng hành cùng nông dân”.

Thực trạng người dân chủ yếu chỉ sản xuất theo hướng nhỏ lẻ vì thiếu những vùng chuyên canh tập trung là một thiệt thòi lớn đối với bà con nông dân. Nếu có thể quy hoạch được nhiều vùng chuyên canh như làng nghề trồng nấm ở Đức Nhuận, có Hợp tác xã đứng ra xâu chuỗi, hướng dẫn người nông dân về quy trình sản xuất và chịu trách nhiệm về đầu ra, thì người nông dân sẽ tránh được tình cảnh được mùa nhưng vẫn khóc ròng.


Có thể bạn quan tâm

Bà Rịa Vũng Tàu Nghiệm Thu Đề Tài Nghiên Cứu Một Số Bệnh Thường Gặp Trên Một Số Loài Cá Biển Nuôi Bà Rịa Vũng Tàu Nghiệm Thu Đề Tài Nghiên Cứu Một Số Bệnh Thường Gặp Trên Một Số Loài Cá Biển Nuôi

Ngày 19-12, Sở KH&CN tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu một số bệnh thường gặp trên một số loài cá biển nuôi tại BR-VT, đề xuất giải pháp phòng trị” do Thạc sĩ Bùi Quang Mạnh, Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam làm chủ nhiệm đề tài; Hội đồng nghiệm thu đã xếp đề tài loại Khá. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định tác nhân gây bệnh thường gặp trên cá biển nuôi (mú, hồng, chẽm và cá bớp) tại BR-VT và đề xuất giải pháp phòng trị bệnh. Thời gian nghiên cứu từ tháng 11-2012 đến tháng 8-2014.

26/12/2014
Bào Ngư Bạch Long Vỹ Là 1 Trong 10 Đặc Sản Hải Sản Việt Nam Bào Ngư Bạch Long Vỹ Là 1 Trong 10 Đặc Sản Hải Sản Việt Nam

Những món ăn hấp dẫn từ bào ngư như: bào ngư chấm mù tạt – xì dầu; bào ngư nấu cháo toàn tính (thả cả vỏ vào cháo). Ngoài ra, dược tính của bào ngư sẽ công hiệu hơn khi kết hợp với các vị thuốc bắc trong món canh “bào ngư, hải sâm đen, tần thuốc bắc” – một món chuyên dùng cho người già yếu phục hồi sức khỏe.

26/12/2014
Yên Bái Nuôi Cá Lăng Trên Hồ Thác Bà Hứa Hẹn Lựa Chọn Mới Yên Bái Nuôi Cá Lăng Trên Hồ Thác Bà Hứa Hẹn Lựa Chọn Mới

Mô hình thực hiện với quy mô 100m3 lồng, 1.000 con cá giống với 2 hộ tham gia là ông Lê Văn Thư và Hà Văn Đức ở thôn Mạ, xã Vĩnh Kiên. Các hộ được hỗ trợ 100% con giống với kích cỡ tối thiểu 5cm/con, không còi cọc, dị hình, không mất nhớt, màu sắc tươi sáng và 50% thức ăn công nghiệp, 50% vôi bột tỏa, 50% thuốc phòng bệnh cho cá. Tổng số tiền hỗ trợ 47.150.000 đồng. Ngoài ra, các hộ nuôi còn được tập huấn về kỹ thuật chuẩn bị lồng nuôi, thả cá, chăm sóc quản lý, phòng bệnh cho cá...

26/12/2014
Khánh Hòa Nghiệm Thu Đề Tài Nuôi Sá Sùng Khánh Hòa Nghiệm Thu Đề Tài Nuôi Sá Sùng

Sáng 19/12, Hội đồng khoa học công nghệ cấp tỉnh Khánh Hòa tổ chức nghiệm thu loại khá đối với kết quả đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm sá sùng tại Khánh Hòa”. Chủ nhiệm đề tài là tiến sĩ Võ Thế Dũng - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3.

26/12/2014
Hỗ Trợ Tỉnh Cà Mau Phòng, Chống Dịch Bệnh Thủy Sản Hỗ Trợ Tỉnh Cà Mau Phòng, Chống Dịch Bệnh Thủy Sản

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 30 tấn hóa chất Chlorine 65% min thuộc hàng dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Cà Mau phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

26/12/2014