Đoàn viên công đoàn đi đầu trong xây dựng mô hình kinh tế
Được chọn làm điểm mô hình công đoàn xây dựng mối liên kết công-nông trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh, Công đoàn cơ sở xã Thạch Văn đã chủ động tuyên truyền cho đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tham gia giải phóng mặt bằng, hiến đất, hiến cây, hiến kế; vận động người dân tham gia thực hiện đề án phát triển kinh tế nâng cao thu nhập, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, xây dựng mô hình thực phẩm xanh trên đất cát bạc màu. Nhờ đó, từ 7 mô hình kinh tế năm 2014, hiện Thạch Văn đã phát triển lên 12 mô hình.
Công đoàn cơ sở xã Thạch Văn đã vận động các hộ dân dời dọn tường rào, cây cối trên các tuyến đường, cải tạo vườn tạp, xây dựng mương thoát nước, xây dựng vườn mẫu…
Mặc dù vậy, trong quá trình thực hiện đề án vẫn còn một số khó khăn như: Khối lượng công việc cũng như các hạng mục cần đầu tư quá lớn so với nguồn vốn xây dựng của đề án; một số hộ dân dọc tuyến đường chưa nhận thức đúng về mục đích, ý nghĩa của đề án nên gây khó khăn cho công tác tuyên truyền, khảo sát, vận động…
Thời gian tới, Công đoàn cơ sở xã Thạch Văn tiếp tục vận động người dân xây dựng tuyến đường mẫu xanh, sạch, đẹp; xây dựng khu dân cư mẫu và vườn mẫu, chỉnh trang khuôn viên cơ quan; đoàn viên công đoàn xã tiếp tục đi đầu trong việc xây dựng các mô hình kinh tế…
Cũng trong buổi chiều, đoàn công tác Văn phòng Điều phối NTM tỉnh, LĐLĐ tỉnh đã đến tham quan một số mô hình phát triển kinh tế tại các thôn Bắc Văn, Tân Văn, Trung Văn.
Có thể bạn quan tâm
Những ngày qua, nông dân trong tỉnh Bạc Liêu phải “vật lộn” với thời tiết để tìm cách cứu lấy con tôm. Nắng nóng làm cho tôm nuôi chậm lớn và mắc phải nhiều bệnh như hoại tử gan tụy (EMS), phân trắng, bệnh đục cơ… Ngành quản lý đang khuyến cáo nông dân áp dụng nhiều biện pháp phòng bệnh cho tôm để làm giảm thiệt hại.
Phòng Kinh tế TP. Quy Nhơn (Bình Định) cho biết: Trong 3 tháng đầu năm 2015, các hộ ngư dân làm nghề ương nuôi tôm hùm giống ở xã Nhơn Hải và phường Ghềnh Ráng, TP. Quy Nhơn đã thả ương nuôi hơn 156.200 con tôm hùm giống, tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2014.
Cá rô phi được Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định là một trong 4 đối tượng thủy sản nuôi chủ lực trên cả nước. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh nghiệm nuôi cùng cơ sở hạ tầng phục vụ chế biến tương đối tốt nên Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển mạnh nghề nuôi và chế biến xuất khẩu cá rô phi.
Ngày 27-4, Đoàn Khối các cơ quan tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Đoàn cơ sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) triển khai thực hiện công trình thanh niên “Mô hình trồng rong sụn biển và hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ dân”.
Ở ĐBSCL, cá tra, tôm nước lợ là hai mặt hàng thủy sản XK chủ lực. Qua 3 tháng đầu năm 2015, tín hiệu từ vùng nuôi và thị trường XK không lạc quan như mong đợi.