Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hà Nội quy hoạch phát triển sản xuất lúa theo hướng bền vững

Hà Nội quy hoạch phát triển sản xuất lúa theo hướng bền vững
Ngày đăng: 01/09/2015

Đến năm 2020, Hà Nội sẽ duy trì được khoảng 80% mức tự túc lương thực, trong đó, vùng nông thôn đạt 100%, vùng nội thành đạt trên 60%.

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 3467/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất lúa thành phố Hà Nội theo hướng bền vững giai đoạn đến năm 2020.

Theo đó, phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất lúa TP Hà Nội theo hướng bền vững giai đoạn đến năm 2020 với mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất, duy trì quỹ đất trồng lúa, tự cung ứng được một phần nhu cầu lương thực có chất lượng cao cho TP trong điều kiện đất canh tác đang giảm dần với tốc độ cao, nâng cao thu nhập của người trồng lúa, giảm khoảng cách về mức sống của người sản xuất lúa và lao động trong các ngành kinh tế khác; góp phần ổn định sản xuất cho dân cư ở khu vực nông thôn.

Nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của TP. Cụ thể:

Giai đoạn 2013 - 2015 chuyển đổi khoảng 6.500 ha diện tích gieo trồng lúa sang cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản.

Giai đoạn 2016 - 2020 chuyển đổi khoảng 14.500 ha diện tích gieo trồng lúa sang cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản.

Duy trì được khoảng 80% mức tự túc lương thực của TP đến năm 2020; trong đó, vùng nông thôn đạt 100%, vùng nội thành đạt trên 60%.

Phát triển, nâng diện tích lúa hàng hóa tập trung có chất lượng, năng suất cao từ mức khoảng 46,5% năm 2015 lên khoảng 66% vào năm 2020 tại những vùng có điều kiện đất đai phù hợp, thuận lợi về tưới tiêu và ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất.

Nâng giá trị sản xuất lúa trên một đơn vị diện tích đất canh tác từ mức trên: 150 triệu đồng/ha/năm năm 2015 lên mức trên 180 triệu đồng/ha/năm vào năm 2020.

UBND TP giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố công khai toàn bộ tài liệu quy hoạch sản xuất lúa, chuyển đổi đất lúa của TP trên các phương tiện thông tin và các quận/huyện khi quy hoạch được phê duyệt. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài Nguyên và Môi trường quản lý quy hoạch sản xuất lúa, chuyển đổi đất lúa trên phạm vi toàn TP theo chức năng nhiệm vụ được giao.

Hướng dẫn UBND các huyện, quận, thị xã xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện Quy hoạch; theo dõi các quận/huyện trong việc triển khai thực hiện quy hoạch; đánh giá tình hình thực hiện, báo cáo UBND TP theo định kỳ.

Thực hiện và đề xuất điều chỉnh quy hoạch khi có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng khác có liên quan của TP, hoặc khi có tác động của thiên tai làm thay đổi diện tích, cơ cấu, khả năng sử dụng đất lúa, hoặc xuất hiện yếu tố mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Hướng dẫn việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất để phát triển sản xuất lúa gạo và chuyển đổi đất lúa bền vững, hiệu quả.
Đến năm 2020, Hà Nội sẽ duy trì được khoảng 80% mức tự túc lương thực, trong đó, vùng nông thôn đạt 100%, vùng nội thành đạt trên 60%.

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 3467/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất lúa thành phố Hà Nội theo hướng bền vững giai đoạn đến năm 2020.

Theo đó, phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất lúa TP Hà Nội theo hướng bền vững giai đoạn đến năm 2020 với mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất, duy trì quỹ đất trồng lúa, tự cung ứng được một phần nhu cầu lương thực có chất lượng cao cho TP trong điều kiện đất canh tác đang giảm dần với tốc độ cao, nâng cao thu nhập của người trồng lúa, giảm khoảng cách về mức sống của người sản xuất lúa và lao động trong các ngành kinh tế khác; góp phần ổn định sản xuất cho dân cư ở khu vực nông thôn.

Nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của TP. Cụ thể:

Giai đoạn 2013 - 2015 chuyển đổi khoảng 6.500 ha diện tích gieo trồng lúa sang cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản.

Giai đoạn 2016 - 2020 chuyển đổi khoảng 14.500 ha diện tích gieo trồng lúa sang cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản.

Duy trì được khoảng 80% mức tự túc lương thực của TP đến năm 2020; trong đó, vùng nông thôn đạt 100%, vùng nội thành đạt trên 60%.

Phát triển, nâng diện tích lúa hàng hóa tập trung có chất lượng, năng suất cao từ mức khoảng 46,5% năm 2015 lên khoảng 66% vào năm 2020 tại những vùng có điều kiện đất đai phù hợp, thuận lợi về tưới tiêu và ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất.

Nâng giá trị sản xuất lúa trên một đơn vị diện tích đất canh tác từ mức trên: 150 triệu đồng/ha/năm năm 2015 lên mức trên 180 triệu đồng/ha/năm vào năm 2020.

UBND TP giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố công khai toàn bộ tài liệu quy hoạch sản xuất lúa, chuyển đổi đất lúa của TP trên các phương tiện thông tin và các quận/huyện khi quy hoạch được phê duyệt. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài Nguyên và Môi trường quản lý quy hoạch sản xuất lúa, chuyển đổi đất lúa trên phạm vi toàn TP theo chức năng nhiệm vụ được giao.

Hướng dẫn UBND các huyện, quận, thị xã xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện Quy hoạch; theo dõi các quận/huyện trong việc triển khai thực hiện quy hoạch; đánh giá tình hình thực hiện, báo cáo UBND TP theo định kỳ.

Thực hiện và đề xuất điều chỉnh quy hoạch khi có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng khác có liên quan của TP, hoặc khi có tác động của thiên tai làm thay đổi diện tích, cơ cấu, khả năng sử dụng đất lúa, hoặc xuất hiện yếu tố mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Hướng dẫn việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất để phát triển sản xuất lúa gạo và chuyển đổi đất lúa bền vững, hiệu quả.



Có thể bạn quan tâm

Sông Bình (Bình Thuận) thí điểm mô hình xoài Đài Loan đỏ Sông Bình (Bình Thuận) thí điểm mô hình xoài Đài Loan đỏ

Mạnh dạn chuyển đổi giống cây trồng mới, tìm hướng phát triển kinh tế cho riêng mình, đó là cách nghĩ và áp dụng của một số hộ dân tại xã Sông Bình, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Trong đó mô hình trồng xoài Đài Loan đỏ của gia đình ông Phạm Quốc Vinh là một điển hình, có nhiều triển vọng.

16/06/2015
Du lịch vườn mùa trái chín Du lịch vườn mùa trái chín

Hè đến, những vườn dâu lúc lỉu trái, vườn chôm chôm chín đỏ rực và rất nhiều vườn trái cây đặc sản khác trở thành điểm hẹn đầy hấp dẫn với du khách. Mùa trái chín cũng là mùa cao điểm du lịch hè, Đồng Nai có nhiều tuyến quốc lộ luôn đông các đoàn xe chở khách đi du lịch hè, nên thời điểm này các trạm dừng chân, cây xăng… cũng rộn ràng dịch vụ bán đặc sản nhà vườn cho du khách.

16/06/2015
Thí điểm thành công việc quản lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn Thí điểm thành công việc quản lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn

Vừa qua, Đoàn công tác của Trung tâm Cục Bảo vệ thực vật phía Nam đến huyện Châu Thành (Hậu Giang) khảo sát, tham quan mô hình thí điểm quản lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn.

16/06/2015
Lãi hơn 100 triệu đồng/hécta xoài Lãi hơn 100 triệu đồng/hécta xoài

Ông Nguyễn Thế Bảo, Giám đốc Hợp tác xã xoài Suối Lớn ở xã Xuân Hưng (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai), cho biết lợi nhuận từ trồng xoài vụ vừa qua của xã viên trong hợp tác xã là hơn 100 triệu đồng/hécta, cao gấp 2 lần so với các hộ trồng xoài bên ngoài.

16/06/2015
Thêm 3 tấn vải thiều xuất khẩu sang Úc Thêm 3 tấn vải thiều xuất khẩu sang Úc

Dự kiến ngày mai (10/6), lô vải thiều xuất khẩu đầu tiên của tỉnh Hải Dương, khoảng 3 tấn sẽ lên đường sang Úc

16/06/2015