Vingroup khởi công xây dựng nhà kính đầu tiên trồng nông sản sạch
Sáng 28/8/2015, tại thị trấn Gia Khánh (Bình Xuyên - Vĩnh Phúc), Công ty VinEco-Tập đoàn Vingroup tổ chức lễ khởi công lắp đặt và xây dựng nhà kính đầu tiên trồng nông sản sạch với tổng giá trị gần 1.000 tỷ đồng, sử dụng công nghệ Israel; đây là mô hình sản xuất nông sản lớn nhất tại Việt Nam được triển khai hoàn thiện trọn gói ngay trong một lần xây dựng.
Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Chúc, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch phụ trách UBND tỉnh; Nguyễn Quốc Hùng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy; Phùng Quang Hùng, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các huyện và Tập đoàn Vingroup.
Với quy mô 24,5ha nằm trên địa bàn 3 huyện của tỉnh, nhà kính VinEco Tam Đảo sử dụng công nghệ nhà kính nổi tiếng của Teshuva Agricultural Projects (TAP, Israel). Trong đó, công nghệ rau mầm microgreen được thiết kế theo dây chuyền tự động khép kín, cho phép sản xuất các loại rau “siêu sạch” có giá trị dinh dưỡng cao, được xem như nguồn rau thực phẩm chức năng; công nghệ màng mỏng dinh dưỡng (NFT) giúp cây trồng được cung cấp dinh dưỡng trực tiếp đến tận rễ nhằm tối ưu hóa quá trình sinh trưởng, đồng thời ngăn chặn ô nhiễm nguồn nước do không gây đọng nước và thiếu oxy trong rễ.
Công nghệ trồng cây trên giá thể Cocopeat kết hợp hệ thống cung cấp dinh dưỡng chủ động, đảm bảo tạo ra sản phẩm chất lượng vượt trội so với trồng cây trong đất.
So với phương pháp sản xuất truyền thống, phương pháp sản xuất trong nhà kính với hệ thống tưới tiêu – dinh dưỡng thông minh cùng hệ thống điều khiển khí hậu hợp lý được tự động hóa giúp VinEco kiểm soát toàn bộ các yếu tố tác động tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nhờ đó, VinEco có thể đưa vào sản xuất những bộ giống độc đáo, cung ứng cho thị trường nhiều loại rau củ quả an toàn, chất lượng chưa từng xuất hiện hoặc mới được sản xuất rất hạn chế tại Việt Nam trên quy mô lớn, năng suất cao, tiết kiệm chi phí.
Dự kiến, nhà kính VinEco Tam Đảo sẽ sản xuất và cung ứng các loại rau mầm cũng như rau ăn lá - củ - quả theo tiêu chuẩn VIETGAP và GLOBALGAP với sản lượng 3.500 tấn/năm, được canh tác thân thiện với môi trường và cho ra thị trường rau an toàn đầu tiên vào quý IV - 2015, qua hệ thống siêu thị Vinmart và cửa hàng tiện ích Vinmart+, đồng thời mở rộng hệ thống phân phối trên khắp cả nước và hướng tới xuất khẩu.
Phát biểu tại lễ khởi công, đồng chí Nguyễn Văn Chúc, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch phụ trách UBND tỉnh tin tưởng với cách làm bài bàn trên quy mô lớn và bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp, dự án nhà kính trồng nông sản sạch tại tỉnh Vĩnh Phúc sẽ đạt hiệu quả cao, góp phần thay đổi tư duy và cách làm nông nghiệp tại Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, hướng tới một nền nông nghiệp sạch vì sức khỏe của cộng đồng, phục vụ đắc lực Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh
. Đồng chí Phó Chủ tịch phụ trách UBND tỉnh khẳng định, tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi, đồng hành cùng Công ty để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai xây dựng cũng như trong hoạt động của Công ty sau này.
Có thể bạn quan tâm
Với chất lượng ngon, ngọt nên xoài cát Hòa Lộc là một trong những loại trái cây được thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên, “điệp khúc trúng mùa, rớt giá” vẫn thường xuyên xảy ra. Chính vì vậy, một số nhà vườn ở huyện Châu Thành A (Hậu Giang) đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để xử lý xoài ra hoa rải vụ nhằm bán được giá cao.
Theo đánh giá của Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ninh, từ đầu năm đến nay tình hình dịch bệnh thuỷ sản có nhiều diễn biến phức tạp, tuy có giảm hơn so với năm 2012, nhưng một số dịch bệnh xuất hiện trong giai đoạn cuối tháng 5-2013, ở trên địa bàn huyện Tiên Yên với diện tích trên 600ha tôm sú tại xã Hải Lạng gây thiệt hại cho 311 hộ dân; trong tháng 6, dịch bệnh bùng phát tại phường Hà An (TX Quảng Yên) đã có 966.000 con tôm giống từ 45-70 ngày tuổi bị chết; dịch bệnh trên tu hài do nhiễm Perkinsus vẫn xảy ra rải rác tại các hộ nuôi mới ở huyện Vân Đồn; bệnh đốm trắng và vi khuẩn ở tôm thẻ chân trắng bị chết tại huyện Đầm Hà. Ngoài ra, một số lượng cá lồng bè bị chết ở Vân Đồn, Đầm Hà, Móng Cái... chưa phát hiện nguyên nhân cụ thể.
Mỗi năm đến tháng 10 âm lịch, lũ rút nhanh cũng là lúc cá từ đồng tìm đường ra sông. Mùa cá chỉ có duy nhất một lần trong năm nên người dân sống vùng sông nước lại hối hả chuẩn bị chài, lọp để đánh bắt.
Thái Thụy (Thái Bình) có trên 2.000 ha ao đầm nước ngọt và vùng chuyển đổi lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Để giúp bà con đa dạng hóa đối tượng nuôi, Thái Thụy đã xây dựng thành công mô hình “nuôi cá rô phi lai xa dòng Chinchifu thương phẩm trong vùng chuyển đổi nước ngọt”, bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá...
Để khôi phục nghề nuôi cá đồng từ xưa của nông dân, năm 2002, Sở Thủy sản Bến Tre đầu tư Dự án “Phục hồi nghề nuôi cá đồng Lạc Địa” tại xã Phú Lễ (Ba Tri - Bến Tre).