Đoàn viên công đoàn đi đầu trong xây dựng mô hình kinh tế
Được chọn làm điểm mô hình công đoàn xây dựng mối liên kết công-nông trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh, Công đoàn cơ sở xã Thạch Văn đã chủ động tuyên truyền cho đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tham gia giải phóng mặt bằng, hiến đất, hiến cây, hiến kế; vận động người dân tham gia thực hiện đề án phát triển kinh tế nâng cao thu nhập, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, xây dựng mô hình thực phẩm xanh trên đất cát bạc màu. Nhờ đó, từ 7 mô hình kinh tế năm 2014, hiện Thạch Văn đã phát triển lên 12 mô hình.
Công đoàn cơ sở xã Thạch Văn đã vận động các hộ dân dời dọn tường rào, cây cối trên các tuyến đường, cải tạo vườn tạp, xây dựng mương thoát nước, xây dựng vườn mẫu…
Mặc dù vậy, trong quá trình thực hiện đề án vẫn còn một số khó khăn như: Khối lượng công việc cũng như các hạng mục cần đầu tư quá lớn so với nguồn vốn xây dựng của đề án; một số hộ dân dọc tuyến đường chưa nhận thức đúng về mục đích, ý nghĩa của đề án nên gây khó khăn cho công tác tuyên truyền, khảo sát, vận động…
Thời gian tới, Công đoàn cơ sở xã Thạch Văn tiếp tục vận động người dân xây dựng tuyến đường mẫu xanh, sạch, đẹp; xây dựng khu dân cư mẫu và vườn mẫu, chỉnh trang khuôn viên cơ quan; đoàn viên công đoàn xã tiếp tục đi đầu trong việc xây dựng các mô hình kinh tế…
Cũng trong buổi chiều, đoàn công tác Văn phòng Điều phối NTM tỉnh, LĐLĐ tỉnh đã đến tham quan một số mô hình phát triển kinh tế tại các thôn Bắc Văn, Tân Văn, Trung Văn.
Related news
Thôn Bạch Xá, xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên (Hà Nam) vốn chỉ là vùng đất thuần nông, nhưng chỉ trong vài năm trở lại đây, người dân đổ xô sang nghề nuôi rắn.
Đến nay, tổng diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Hậu Giang là 10.756 ha, đạt 99,7% kế hoạch. Trong đó, diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh là 472,4 ha, gồm: cá tra, cá rô đồng, cá thát lát, cá lóc vèo, cá bống tượng, cá trê lai, cá tra giống và các loài cá khác.
Nắm bắt được thị trường rắn ri tượng có giá và nhu cầu nuôi rắn của người dân ngày càng cao, ông Trần Minh Đẳng ở ấp 15, xã Khánh Thuận (Cà Mau), quyết định đầu tư nuôi rắn sinh sản. Vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, đến nay mô hình nuôi rắn ri tượng của ông Đẳng mang lại hiệu quả cao, trở thành địa chỉ tham quan, cung ứng con giống tin cậy cho người nuôi.
Gần đây, một số nông dân trồng lúa ở xã Lương Quới (Giồng Trôm - Bến Tre) đã chuyển qua trồng cây màu ở vùng ruộng lõm để có lợi nhuận cao hơn. Anh Trần Ngọc Thành (ấp 3, xã Lương Quới), đã chuyển bốn công đất lúa sang trồng cây ớt chỉ thiên, ước năng suất thu hoạch trong ba vụ khoảng trên 10 tấn trái.
Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa công nhận giống Lúa Cẩm Cai Lậy do Phòng Nông nghiệp huyện Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) lai tạo và 13 giống lúa do Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long lai tạo là "Giống cây trồng nông nghiệp mới" đồng thời chỉ đạo các sở nông nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức sản xuất thử nghiệm.