Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Diệt chuột bảo vệ mùa màng

Diệt chuột bảo vệ mùa màng
Ngày đăng: 19/11/2015

Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang yêu cầu các địa phương tổ chức diệt chuột cộng đồng và nông dân cần chú ý bảo vệ từng miếng ruộng gò cao, nhất là đối với diện tích gieo sạ lúa đông xuân sớm, không để chuột cắn phá.

Nỗi lo cây lúa biên giới

Đến giữa tháng 11 này, đất biên giới Vĩnh Gia và Lạc Quới (Tri Tôn) cơ bản gieo sạ xong lúa đông xuân 2015 - 2016, thời vụ năm nay sớm hơn cùng kỳ khoảng 15 ngày.

Nhiều diện tích xuống giống sớm, cây lúa lên xanh và bắt đầu bơm nước, bón phân đợt 1.

Song, tuần lễ đầu tháng 11 vừa rồi, lượng mưa lớn phổ biến trên diện rộng và thường xuyên xuất hiện vào ban đêm, khiến những miếng ruộng xuống giống sớm (đợt 19-9 âm lịch) ngập nước và khai ra không kịp nên bị ốc gây hại cỡ 50%, thậm chí có nhiều chủ ruộng phải tìm giống để gieo sạ lại lần 2, lần 3.

Ngày mùa ở Vĩnh Gia

Ảnh hưởng mưa đêm, 4 héc-ta đất của anh Mai Văn Tược (ấp Vĩnh Cầu, xã Vĩnh Gia) xuống giống hơn 10 ngày tuổi, cây lúa xem ra vẫn còn yếu ớt do bị sặc nước.

“Mới đưa máy xuống đồng trục đất thì đã thấy chuột xuất hiện.

Còn mấy miếng gò cao, bà con sạ sớm hơn, xúm nhau quầng bắt cả trăm ký chuột” – anh Tược kể.

Con chuột trở thành vấn nạn trên đồng biên giới này, nhất là những năm mực nước lên đồng thấp.

Theo dự đoán nhà nông, 3 năm (2013, 2014, 2015) liên tiếp mực nước cũng đều thấp, nguy cơ chuột cắn phá mùa màng là điều khó tránh ở Vĩnh Gia và Lạc Quới.

Vả lại, đầu tháng 11, đồng phía đối diện Tà Ô và xã Sôm (quận Kirivong) vẫn chưa dọn đất và khởi động thời vụ như năm trước.

“Sự trễ nãi đã đã tác động rất lớn đến sản xuất bên mình.

Ở đây, ai nấy cũng đều thủ biện pháp diệt chuột để hạn chế thiệt hại mùa màng” – ông Võ Văn Nối (ấp Vĩnh Hòa, xã Lạc Quới) chia sẻ.

Vụ lúa vừa rồi, nông dân Campuchia thu hoạch muộn, họ bỏ luôn đồng cỏ.

Theo ông Hồ Văn Nhiên (ấp Vĩnh Hòa, xã Lạc Quới), đất hai bên biên giới sản xuất đồng loạt sẽ hạn chế được chuột cắn phá, bởi thực tế những năm qua đã cho thấy như vậy.

Lúa ngắn ngày ven chân núi

Đối với vùng đất gò và ngoài trạm bơm điện, nông dân Khmer có khuynh hướng đón mưa và gieo sạ lúa ngắn ngày.

Sự chuyển đổi tập quán canh tác, bà con sẽ sản xuất được “2 vụ lúa + 1 vụ màu” hoặc “2 vụ màu + 1 lúa”.

Còn cây lúa mùa đặc sản dần dà bị teo tóp và diện tích gần như khá khiêm tốn, do chu kỳ mưa thường hay trễ nên nông dân không kịp gieo mạ, trữ nước cho khâu làm đất và cấy theo lịch thời vụ dài ngày.

Trong khi đó, lúa trên cánh đồng các trạm bơm thì chuẩn bị thu hoạch, có nơi bắt đầu gặt lai rai.

Đất núi ở Tri Tôn và Tịnh Biên ngày nay lúc nào cũng thấy lúa xanh, lúa trổ bông và lúa đang thu hoạch.

Sản xuất liền vụ thường là cơ hội cho dịch bệnh, nhất là chuột cắn phá mùa mưa.

Ông Chau Sưng (ấp Tô Hạ, xã Núi Tô, Tri Tôn) cho hay, tình trạng chuột cắn phá lúa gần như thông lệ, chỉ có điều ít hoặc nhiều, đôi khi còn gây hại cả hoa màu nữa.

“Hồi còn cấy lúa mùa đặc sản, khu vực kẹt Cần Đước cũng bị chuột phá dữ dội, bởi có mùi thơm dễ dụ chuột” – ông Sưng nói.

Bây giờ, ai nấy đều sạ lúa ngắn ngày thì lại lo chuột cắn phá lúc trổ bông, làm đòng.

Đối với cánh đồng Ô Lâm ven chân núi Cô Tô, khu vực Tà Lọt (nằm giữa chân núi Dài lớn và núi Cấm), Sóc Tức (xã Lê Trì, Tri Tôn)… cũng được nông dân “phòng thủ” các biện pháp diệt chuột.

Ở từng nơi, từng khu vực hiện tại chưa có gì đáng kể, song từng chủ ruộng đều chủ động và phổ biến nhất vẫn là đánh bã sinh học.

“Sợ nhất là có mưa đêm, lúc lúa trổ và đỏ đôi bông cái.

Nhưng mình theo dõi thường xuyên, hổng đến đỗi nào” – ông Chau Thanh (ấp Phước lợi, xã Ô Lâm) tỏ ra am hiểu.

“Theo lịch xuống giống, lúa đông xuân ở biên giới Lạc Quới sẽ thu hoạch giữa tháng chạp sắp tới.

Chừng đó, chuột cắn phá nhiều hơn, ai cũng phải theo dõi ruộng lúa, tổ chức diệt chuột để hạn chế thiệt hại ngày mùa” – ông Hồ Văn Nhiên (ấp Vĩnh Hòa, xã Lạc Quới) cho hay.


Có thể bạn quan tâm

Mở đợt cao điểm xử lý chất cấm trong chăn nuôi Mở đợt cao điểm xử lý chất cấm trong chăn nuôi

Tình trạng sử dụng chất cấm, kháng sinh trong chăn nuôi có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, không chỉ ở các tỉnh Đông Nam Bộ mà còn lan ra nhiều tỉnh, thành.

21/10/2015
Ngành chăn nuôi Nghệ An trước thách thức hội nhập Ngành chăn nuôi Nghệ An trước thách thức hội nhập

Các hiệp định thương mại được ký kết, bên cạnh việc mở ra rất nhiều cơ hội, cũng đồng thời đặt ra những khó khăn và thách thức không nhỏ đối với một số ngành và lĩnh vực; trong đó có ngành chăn nuôi của tỉnh Nghệ An.

22/10/2015
Hội nghị triển khai Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam Hội nghị triển khai Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam

Sáng ngày 20/10, tại Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị triển khai Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam.

22/10/2015
Giá cà phê tiếp tục giảm Giá cà phê tiếp tục giảm

Giá cà phê những ngày qua tiếp tục giảm xuống còn khoảng 34 - 35 ngàn đồng/kg, giảm 1 - 2 ngàn đồng/kg so với dịp đầu tháng 10-2015.

22/10/2015
Chuyển đổi cây trồng phát huy hiệu quả kinh tế Chuyển đổi cây trồng phát huy hiệu quả kinh tế

Mấy năm qua ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang có nhiều nông dân âm thầm chuyển đổi từ trồng lúa sang lập vườn cây ăn trái chuyên canh, hiệu quả kinh tế vượt trội gấp nhiều lần so với độc canh cây lúa.

22/10/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.