Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Diệt chuột bảo vệ mùa màng

Diệt chuột bảo vệ mùa màng
Publish date: Thursday. November 19th, 2015

Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang yêu cầu các địa phương tổ chức diệt chuột cộng đồng và nông dân cần chú ý bảo vệ từng miếng ruộng gò cao, nhất là đối với diện tích gieo sạ lúa đông xuân sớm, không để chuột cắn phá.

Nỗi lo cây lúa biên giới

Đến giữa tháng 11 này, đất biên giới Vĩnh Gia và Lạc Quới (Tri Tôn) cơ bản gieo sạ xong lúa đông xuân 2015 - 2016, thời vụ năm nay sớm hơn cùng kỳ khoảng 15 ngày.

Nhiều diện tích xuống giống sớm, cây lúa lên xanh và bắt đầu bơm nước, bón phân đợt 1.

Song, tuần lễ đầu tháng 11 vừa rồi, lượng mưa lớn phổ biến trên diện rộng và thường xuyên xuất hiện vào ban đêm, khiến những miếng ruộng xuống giống sớm (đợt 19-9 âm lịch) ngập nước và khai ra không kịp nên bị ốc gây hại cỡ 50%, thậm chí có nhiều chủ ruộng phải tìm giống để gieo sạ lại lần 2, lần 3.

Ngày mùa ở Vĩnh Gia

Ảnh hưởng mưa đêm, 4 héc-ta đất của anh Mai Văn Tược (ấp Vĩnh Cầu, xã Vĩnh Gia) xuống giống hơn 10 ngày tuổi, cây lúa xem ra vẫn còn yếu ớt do bị sặc nước.

“Mới đưa máy xuống đồng trục đất thì đã thấy chuột xuất hiện.

Còn mấy miếng gò cao, bà con sạ sớm hơn, xúm nhau quầng bắt cả trăm ký chuột” – anh Tược kể.

Con chuột trở thành vấn nạn trên đồng biên giới này, nhất là những năm mực nước lên đồng thấp.

Theo dự đoán nhà nông, 3 năm (2013, 2014, 2015) liên tiếp mực nước cũng đều thấp, nguy cơ chuột cắn phá mùa màng là điều khó tránh ở Vĩnh Gia và Lạc Quới.

Vả lại, đầu tháng 11, đồng phía đối diện Tà Ô và xã Sôm (quận Kirivong) vẫn chưa dọn đất và khởi động thời vụ như năm trước.

“Sự trễ nãi đã đã tác động rất lớn đến sản xuất bên mình.

Ở đây, ai nấy cũng đều thủ biện pháp diệt chuột để hạn chế thiệt hại mùa màng” – ông Võ Văn Nối (ấp Vĩnh Hòa, xã Lạc Quới) chia sẻ.

Vụ lúa vừa rồi, nông dân Campuchia thu hoạch muộn, họ bỏ luôn đồng cỏ.

Theo ông Hồ Văn Nhiên (ấp Vĩnh Hòa, xã Lạc Quới), đất hai bên biên giới sản xuất đồng loạt sẽ hạn chế được chuột cắn phá, bởi thực tế những năm qua đã cho thấy như vậy.

Lúa ngắn ngày ven chân núi

Đối với vùng đất gò và ngoài trạm bơm điện, nông dân Khmer có khuynh hướng đón mưa và gieo sạ lúa ngắn ngày.

Sự chuyển đổi tập quán canh tác, bà con sẽ sản xuất được “2 vụ lúa + 1 vụ màu” hoặc “2 vụ màu + 1 lúa”.

Còn cây lúa mùa đặc sản dần dà bị teo tóp và diện tích gần như khá khiêm tốn, do chu kỳ mưa thường hay trễ nên nông dân không kịp gieo mạ, trữ nước cho khâu làm đất và cấy theo lịch thời vụ dài ngày.

Trong khi đó, lúa trên cánh đồng các trạm bơm thì chuẩn bị thu hoạch, có nơi bắt đầu gặt lai rai.

Đất núi ở Tri Tôn và Tịnh Biên ngày nay lúc nào cũng thấy lúa xanh, lúa trổ bông và lúa đang thu hoạch.

Sản xuất liền vụ thường là cơ hội cho dịch bệnh, nhất là chuột cắn phá mùa mưa.

Ông Chau Sưng (ấp Tô Hạ, xã Núi Tô, Tri Tôn) cho hay, tình trạng chuột cắn phá lúa gần như thông lệ, chỉ có điều ít hoặc nhiều, đôi khi còn gây hại cả hoa màu nữa.

“Hồi còn cấy lúa mùa đặc sản, khu vực kẹt Cần Đước cũng bị chuột phá dữ dội, bởi có mùi thơm dễ dụ chuột” – ông Sưng nói.

Bây giờ, ai nấy đều sạ lúa ngắn ngày thì lại lo chuột cắn phá lúc trổ bông, làm đòng.

Đối với cánh đồng Ô Lâm ven chân núi Cô Tô, khu vực Tà Lọt (nằm giữa chân núi Dài lớn và núi Cấm), Sóc Tức (xã Lê Trì, Tri Tôn)… cũng được nông dân “phòng thủ” các biện pháp diệt chuột.

Ở từng nơi, từng khu vực hiện tại chưa có gì đáng kể, song từng chủ ruộng đều chủ động và phổ biến nhất vẫn là đánh bã sinh học.

“Sợ nhất là có mưa đêm, lúc lúa trổ và đỏ đôi bông cái.

Nhưng mình theo dõi thường xuyên, hổng đến đỗi nào” – ông Chau Thanh (ấp Phước lợi, xã Ô Lâm) tỏ ra am hiểu.

“Theo lịch xuống giống, lúa đông xuân ở biên giới Lạc Quới sẽ thu hoạch giữa tháng chạp sắp tới.

Chừng đó, chuột cắn phá nhiều hơn, ai cũng phải theo dõi ruộng lúa, tổ chức diệt chuột để hạn chế thiệt hại ngày mùa” – ông Hồ Văn Nhiên (ấp Vĩnh Hòa, xã Lạc Quới) cho hay.


Related news

Nhắm Mắt Tìm Vận May Theo Con Tôm, Người Nuôi Đuối Sức Nhắm Mắt Tìm Vận May Theo Con Tôm, Người Nuôi Đuối Sức

Những tháng đầu năm 2014, giá tôm liên tục giảm và hiện chỉ còn 85.000-100.000 đồng/kg loại 100 con/kg; cộng với nhiều lô hàng tôm thẻ chân trắng của Việt Nam bị đối tác Nhật, EU cảnh báo, thậm chí trả về do dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép đã gây hoang mang cho nhiều người.

Tuesday. August 5th, 2014
Ưu Tiên Dùng Nông Sản Việt Ưu Tiên Dùng Nông Sản Việt

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam được khởi xướng cách đây 5 năm. Cuộc vận động đã đạt được nhiều kết quả, song dường như vẫn chỉ tập trung cho hàng của các doanh nghiệp, còn hàng nông sản của nông dân vẫn bị bỏ ngỏ trong cuộc vận động lớn và nhiều ý nghĩa này.

Tuesday. July 22nd, 2014
Chú Trọng Khâu Bảo Quản, Nâng Cao Chất Lượng Rau Màu Chú Trọng Khâu Bảo Quản, Nâng Cao Chất Lượng Rau Màu

Hằng năm, Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ cung cấp ra thị trường trên 850 tấn rau màu các loại. Tuy nhiên, khâu đóng gói, bảo quản rau màu của HTX còn hạn chế nên sản phẩm của HTX giá bán còn bấp bênh. Việc đầu tư hoàn thiện quy trình sơ chế, đóng gói, bảo quản nông sản được xem là yêu cầu cấp bách để nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm rau màu của HTX.

Tuesday. August 5th, 2014
Ngư Dân Đà Nẵng Mong Sớm Được Hỗ Trợ Đóng Tàu Vỏ Sắt Ngư Dân Đà Nẵng Mong Sớm Được Hỗ Trợ Đóng Tàu Vỏ Sắt

Cũng như ngư dân cả nước, ngư dân Đà Nẵng mong chờ chủ trương hỗ trợ ngư dân đóng tàu sắt khai thác và đánh bắt xa bờ trong gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng của Chính phủ sớm được triển khai để ngư dân đóng tàu vỏ sắt vươn khơi bám biển đánh bắt thủy, hải sản cải thiện đời sống, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Tuesday. July 22nd, 2014
Đồng Tháp Giải Ngân Trên 500 Triệu Đồng Dự Án Cải Tạo Vườn Xoài Theo Hướng GAP Đồng Tháp Giải Ngân Trên 500 Triệu Đồng Dự Án Cải Tạo Vườn Xoài Theo Hướng GAP

Mỗi hộ nhận vay số tiền hỗ trợ từ 10 - 35 triệu đồng, lãi suất 0,7%/tháng, thời hạn vay 24 tháng. Nguồn vốn này giúp các hộ tu sửa hệ thống đê bao bảo vệ xoài, xây dựng kho và đầu tư các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho sản xuất xoài theo hướng GAP như máy bơm, túi bao trái, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Tuesday. August 5th, 2014