Diện tích và sản lượng tôm nước lợ giảm
Nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu do giá tôm nguyên liệu trên thị trường không ổn định, biến động theo hướng giảm thấp (giảm 20 - 30% so với cùng kỳ). Trong khi đó, giá vật tư đầu vào tăng khiến giá thành sản phẩm tăng làm cho người dân và doanh nghiệp chưa mạnh dạn đẩy nhanh tiến độ thả giống, nhất là đối với các loại hình nuôi thâm canh và bán thâm canh.
Ngoài ra, việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho ao nuôi chưa tương xứng, không có hệ thống công trình đảm bảo, như: không có ao xử lý, cao trình bờ nuôi thấp, công tác nắm bắt thông tin môi trường nước cấp hạn chế và quá trình cải tạo ao nuôi không được chú trọng…
Không chỉ vậy, nhiều người nuôi chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật đặc biệt là trong việc xử lý ao nuôi dẫn đến ô nhiễm môi trường xung quanh, làm tăng tỷ lệ dịch bệnh trên tôm nuôi… đã tác động không nhỏ đến diện tích và sản lượng tôm nước lợ trong các tháng đầu năm 2015.
Có thể bạn quan tâm
Việc suy giảm nguồn lợi là do hoạt động giám sát nghề cá lỏng lẻo. Loài cá chình Nhật Bản hiện đang nằm trong danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).
Hội đồng Quản lý Biển (MSC) hiện đang tiến hành nốt các công việc xem xét lại các tiêu chuẩn thủy sản của mình trong 2 tháng cuối cùng của quy trình đánh giá 2 năm một lần.
Các nhà nghiên cứu Thái Lan mới phát triển một phương pháp mới nhằm phát hiện vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), hay còn gọi là hội chứng chết sớm (EMS).
Báo cáo của Tổ chức Greenpeace về tính bền vững của thủy sản trong các siêu thị của Canada đã kêu gọi các nhà bán lẻ phải hành động nhiều hơn nữa để bảo vệ các đại dương.
Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC) cho biết các sản phẩm được chứng nhận bởi tổ chức này đang ngày càng được quan tâm nhiều tại thị trường Hà Lan và Đức.