Diện tích và sản lượng tôm nước lợ giảm
Nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu do giá tôm nguyên liệu trên thị trường không ổn định, biến động theo hướng giảm thấp (giảm 20 - 30% so với cùng kỳ). Trong khi đó, giá vật tư đầu vào tăng khiến giá thành sản phẩm tăng làm cho người dân và doanh nghiệp chưa mạnh dạn đẩy nhanh tiến độ thả giống, nhất là đối với các loại hình nuôi thâm canh và bán thâm canh.
Ngoài ra, việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho ao nuôi chưa tương xứng, không có hệ thống công trình đảm bảo, như: không có ao xử lý, cao trình bờ nuôi thấp, công tác nắm bắt thông tin môi trường nước cấp hạn chế và quá trình cải tạo ao nuôi không được chú trọng…
Không chỉ vậy, nhiều người nuôi chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật đặc biệt là trong việc xử lý ao nuôi dẫn đến ô nhiễm môi trường xung quanh, làm tăng tỷ lệ dịch bệnh trên tôm nuôi… đã tác động không nhỏ đến diện tích và sản lượng tôm nước lợ trong các tháng đầu năm 2015.
Related news
Giai đoạn 2012 - 2014, cùng với sự tự vươn lên của hội viên, Hội Nông dân huyện Quế Sơn đã phối hợp tổ chức 172 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho 15.280 lượt hội viên; phối hợp mở 24 lớp dạy nghề nông nghiệp, thú y, sản xuất phân hữu cơ vi sinh.
Các thương lái đến tận các làng cá thuộc phường Tân Mai, Tam Hiệp, Thống Nhất… để thu mua với giá 70.000-120.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng so với năm ngoái. Nhìn chung, đợt cá lăng lần này phát triển tốt và đạt năng suất cao, bình quân mỗi bè lãi từ 500 triệu đến vài tỉ đồng.
Vài năm trở lại đây nhiều hộ dân trên địa bàn TX Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đã tranh thủ tận dụng diện tích mặt nước trên hồ thủy điện Đăk R’Tích để phát triển nghề nuôi cá lồng. Hiện giá cá diêu hồng và cá lăng nuôi chủ lực tại đây đang ở mức cao…
Với ưu điểm tốn ít vốn, khả năng thích nghi tốt, ít bệnh tật, ít tốn công chăm sóc và dễ mua, dễ bán, mô hình nuôi dê nhốt chuồng đang dần trở thành cứu cánh của những hộ nghèo không có đất hoặc ít đất sản xuất nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp bà con nông dân vùng ven biển ổn định cuộc sống.
Tính đến trung tuần tháng 8-2014, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có bảy doanh nghiệp đầu tư kho thu mua và tạm trữ lúa, gạo với tổng công suất chứa 240.000 tấn kho. Song tiến độ triển khai thực hiện còn khá chậm.