Diện Tích Trồng Thanh Long Tại Long An Tăng 3 Lần Trong 2 Năm Qua

Diện tích trồng thanh long tại tỉnh Long An đã tăng hơn 3 lần trong vòng 2 năm qua. Diện tích tăng quá nhanh khi nhu cầu tiêu thụ loại trái cây đặc sản này chưa mở rộng tương ứng đã dẫn đến nguy cơ thua lỗ do cung vượt cầu.
Năm 2012, diện tích thanh long tỉnh Long An chưa tới 1.500 ha, nhưng đến nay đã mở rộng lên hơn 5.000 ha. Tình trạng tự phát mở rộng diện tích trồng thanh long một cách ồ ạt ở Long An là điều rất đáng lo ngại, có thể làm cho cung vượt cầu, đầu ra tiêu thụ khó khăn và rớt giá.
Những ngày này, thương lái mua thanh long tại vườn với giá từ 2.000-5.000 đồng/kg, thấp nhất từ đầu năm đến nay và chỉ bằng 1/3 so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân do hiện nay đang là mùa thuận, thanh long ra trái tự nhiên, trúng mùa, nhưng đầu ra tiêu thụ yếu nên lại bị rớt giá mạnh.
Ngoài ra do phải tập trung phòng trị bệnh đốm trắng, chi phí tăng cao, nên nhà vườn trồng thanh long ở Long An khó có thể thu lời trong vụ chính này.
Related news

Từng làm việc trong một doanh nghiệp ngành Than với mức lương ổn định trên 7 triệu đồng/tháng thế nhưng Đinh Hữu Hiền (khu 6, phường Bắc Sơn, TP Uông Bí, Quảng Ninh) đã quyết định nghỉ việc để về nhà nuôi gà. Anh Hiền tâm sự: Thời điểm cách đây 5 năm, 7 triệu cũng là to, với mức thu nhập ấy nhiều người muốn xin vào làm.

Với sự hỗ trợ tích cực của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Quảng Bình đang đi những bước cuối cùng chuyển toàn bộ khu nuôi tôm công nghiệp 120ha của Công ty Sông Gianh cho người dân xã Phú Trạch sản xuất trong tháng 9, chấm dứt việc bỏ hoang gần 10 năm nay.

Với quy mô kinh tế gia đình, nông dân nhiều địa phương ở An Giang đã tổ chức nuôi trồng và chế biến thủy sản theo hướng dẫn kỹ thuật, đầu tư đồng vốn trong điều kiện có được, tận dụng ngày công lao động… tạo ra nguồn thu nhập đáng kể, vừa giúp ích việc làm cho số đông hộ nghèo ở xóm, ấp, vừa có khả năng nhân rộng trên địa bàn dân cư và phát triển mạnh ở nông thôn.

Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang phát triển ngành thủy sản theo hướng hội nhập bền vững với chỉ tiêu đến năm 2020 diện tích nuôi trồng đạt 1 triệu ha mặt nước, sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 2,5 triệu tấn, trong đó có 450.000 tấn tôm.

Nuôi tôm trên cát là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với các doanh nghiệp (DN) và hộ nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì mô hình này cũng tiêu tốn một lượng điện năng rất lớn do các DN, hộ nuôi sử dụng các thiết bị lạc hậu, không có tính năng tiết kiệm năng lượng (TKNL).