Diện Tích Trồng Mía Đang Giảm

Theo số liệu thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh, niên vụ mía 2013-2014, vùng nguyên liệu huyện Trà Cú chỉ còn gần 6.000 ha, giảm khoảng 300ha so niên vụ trước. Giá mía nguyên liệu giảm liên tục, trong khi giá thành sản xuất tăng: bình quân giá nhân công tăng từ 30 - 35% và vật tư nông nghiệp tăng từ 10 - 15%... Nhà máy đường Trà Vinh đang thu mua mía nguyên liệu với giá 930 đồng/kg (đạt 10 chữ đường), giảm hơn 95 đồng/kg so với cùng kỳ, nếu rớt 1 chữ đường thì mỗi ký mía nông dân mất thêm 70 đồng.
Với giá mía như hiện nay, người trồng mía có lợi nhuận khoảng 10- 15 triệu đồng/ha. Ông Nguyễn Văn Thành, ở ấp Xoài Lơ, xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú, cho biết: "Niên vụ mía này, ảnh hưởng thời tiết bất thường nên chữ đường đạt thấp, năng suất không cao, giá mía ở mức 900 - 930 đồng/kg. Bình quân 1 vụ mía, người trồng tốn khoảng 7 triệu đồng/công cho khâu chăm sóc, thu hoạch. Không có lời, nên nhiều nông dân trong xã đã bỏ cây mía". Người gắn bó với cây mía gần 10 năm như ông Trần Thanh Hải, ngụ ở ấp Xoài Lơ cũng không còn mặn mà với cây mía, vừa rồi ông Hải chuyển toàn bộ 6 công mía sang trồng lúa.
Hằng năm, Công ty Mía đường Trà Vinh ký kết hợp đồng bao tiêu hơn 3.000 ha mía cho nông dân (chiếm hơn 50% diện tích trồng mía của tỉnh). Tình hình này nếu không có chính sách hỗ trợ cho người trồng mía thì khó giữ được vùng nguyên liệu thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Cá chép là loài thủy sản được nông dân chọn thả nuôi trên ruộng khá nhiều trong mùa lũ, vì loài cá này ăn thức ăn tự nhiên, tỷ lệ hao hụt ít. Năm nay lũ nhỏ, cá loại 1 ít; mặt khác, cá này dễ bị chết sau khi kéo khỏi mặt nước, nên không trữ lại được mà phải tiêu thụ ngay.

Nếu không được ông Phan Văn Nhàn, Chủ tịch Hội Nông dân phường Vĩnh Phú cho biết trước thì chúng tôi khó có thể nghĩ đó là một ông chủ đang sở hữu gần 20 trại nuôi chim bồ câu đặt tại 6 tỉnh, thành và còn là ông chủ của 4 nhà hàng ở Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trạm đã tổ chức khảo sát địa bàn, nhận thấy các hộ đăng ký nhận nuôi ở hai xã Phan Hiệp và Phan Điền có đầy đủ điều kiện để chăm sóc và phát triển đàn dê, như có đủ diện tích đất để làm bãi chăn thả và trồng cỏ, thuận lợi đường giao thông, có khả năng đầu tư phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và nội dung của mô hình.

Vụ Đông năm 2014, xã Mỹ Thành gieo trồng 234ha cây trồng các loại, trong đó có tới 232ha đậu tương, còn lại là rau màu. Do phù hợp với đồng đất nơi đây nên cây đậu tương cho hiệu quả kinh tế cao, trung bình gấp 1,5 – 2 lần so với cấy lúa truyền thống. Vì vậy, từ nhiều năm nay, người dân Mỹ Thành đã đưa diện tích cây đậu tương gieo trồng vụ Đông lên cao.

Theo đó, Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học sẽ chuyển giao toàn bộ quy trình sản xuất, cách ương cấy meo, tạo phôi 7 loại nấm ăn và nấm dược liệu cho phía Công ty TNHH MTV dịch vụ phát triển nông nghiệp Đồng Tháp. Buổi lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Công ty TNHH MTV dịch vụ phát triển nông nghiệp Đồng Tháp và Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học kết thúc tốt đẹp với sự thống nhất cao giữa hai bên.