Diện Tích Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Gấp 4 Lần Tôm Sú

Theo Chi cục Thủy sản, năm 2013, nghề nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh có sự chuyển đổi đối tượng nuôi một cách rõ rệt, đa số hộ nuôi tôm chọn thả nuôi tôm thẻ chân trắng. Nếu như năm 2012, diện tích thả nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng là tương đương nhau thì năm nay diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng cao gần gấp 4 lần diện tích thả nuôi tôm sú.
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh thả nuôi tôm nước lợ trên diện tích 5.436,7 ha với 2.673,5 triệu giống, chiếm 145% diện tích nuôi tôm toàn tỉnh, đạt 109% so với kế hoạch năm 2013. Sản lượng tôm thu hoạch là 12.513,5 tấn. Diện tích tôm nuôi thâm canh và bán thâm canh bị thiệt hại là 774,3 ha, chiếm 22,6% tổng diện tích thả nuôi theo hình thức này. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nhất vào khoảng từ tháng 2 - 6, các bệnh hoại tử gan tụy, bệnh đốm trắng gây chết tôm từ 15 - 50 ngày tuổi đã gây ra nhiều thiệt hại cho người nuôi.
Cuối năm, tình hình dịch bệnh chỉ xảy ra rải rác tại một số nơi, diện tích thiệt hại không đáng kể, hầu hết những hộ nuôi tôm thu hoạch trong thời gian này đều có lãi lớn do giá tôm thương phẩm đang ở mức cao kỷ lục từ trước tới nay. Đến nay, giá tôm thẻ loại 100 con/kg dao động trong khoảng 95.000 - 135.000 đồng/kg; loại 40 con/kg dao động ở mức 120.000 - 170.000 đồng/kg. Giá tôm sú loại 40 con/kg dao động ở mức 180.000 - 220.000 đồng/kg; loại 30 con/kg dao động từ 200.000 - 240.000 đồng/kg.
Theo ông Phan Hữu Hội, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Tiền Giang, năm 2014, toàn tỉnh sẽ thả nuôi khoảng 3.500 ha tôm sú và tôm thẻ chân trắng theo hình thức thâm canh và bán thâm canh. Bên cạnh đó, thả nuôi 2.046 ha tôm sú theo hình thức quảng canh cải tiến. Tổng sản lượng tôm thu hoạch khoảng 19.300 tấn.
Để vụ nuôi tôm nước lợ năm 2014 đạt kết quả tốt, ông Hội cho biết, ngành Nông nghiệp sẽ phối hợp với địa phương tăng cường tuyên truyền Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 10/9/2013 của UBND tỉnh về việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng. Đồng thời, ban hành thông báo khuyến cáo thời gian ngưng thả tôm và khung lịch thời vụ thả nuôi tôm; tăng cường tập huấn kỹ thuật nuôi, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, vận động thành lập và củng cố lại các tổ quản lý cộng đồng, thực hiện thí điểm và tiến tới nhân rộng mô hình sản xuất theo VietGAP.
Có thể bạn quan tâm

Bà Lê Thị Thanh Hương – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ nông dân nông thôn (T.Ư Hội Nông dân Việt Nam) cho biết như vậy tại buổi họp báo ngày 19.10 về Festival Nông nghiệp 2015. Theo bà Hương: Hiện tại, hệ thống kho chứa bảo quản lúa, gạo đã có khối lượng lớn.

Xã Bình Giang từng là địa phương nghèo nhất nhì của vùng cát trắng Thăng Bình (Quảng Nam). Sau 5 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Bình Giang đã ra khỏi danh sách xã nghèo với những bước chuyển mình ngoạn mục.

Từ một người phụ nữ không biết chữ, chị Trần Thị Bé, ở thôn Vân Cẩm, xã Đông Lỗ (Hiệp Hòa, Bắc Giang) đã trở thành một nữ “đại gia” với việc sở hữu tới trên 1.000 con lợn.

Mất đất, mất kế sinh nhai, thế nhưng nhờ được hỗ trợ học nghề, người dân phường Phú Lương (Hà Đông, Hà Nội) vẫn tìm được việc làm với thu nhập khá.

Ông Kim Văn Tiêu – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia khẳng định, nuôi tôm theo VietGAP đảm bảo tiêu chí “4 an” là an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và an sinh xã hội.