Diện Tích Nuôi Thả Thuỷ Sản Nước Ngọt Đạt 4.370 Ha
Từ đầu năm 2014 đến nay, hoạt động sản xuất, nuôi trồng thuỷ, hải sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình phát triển bình thường, không có dịch bệnh xảy ra.
Tuy nhiên, do thời tiết diễn biến phức tạp, rét đậm, rét hại kéo dài đã làm ảnh hưởng tới tiến độ nuôi thả vụ mới của bà con nông dân. ước tính, diện tích nuôi thả thuỷ sản nước ngọt 2 tháng qua đạt 4.370 ha, giảm 0,4%. Sản lượng thuỷ sản trong tháng ước đạt 2.802 tấn, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước. Hiện tại, bà con nông dân các địa phương đang tận thu sản lượng thuỷ sản còn lại và tiến hành tu bổ, vệ sinh môi trường ao, đầm cho nuôi trồng thuỷ sản vụ xuân 2014.v
Có thể bạn quan tâm
Sa nhân là cây dược liệu quý đã gắn bó lâu đời với người dân xã Tân Lập (Mộc Châu - Sơn La). Với nhiều ưu điểm như: dễ trồng, phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng, tận dụng được diện tích đất dưới tán rừng, giá bán cao nên cây sa nhân đã và đang là cây trồng đem lại hiệu quả, tăng thu nhập cho nhiều gia đình ở Tân Lập.
Sau nhiều năm thua lỗ liên tục, diện tích mía ở ĐBSCL đang dần bị phá bỏ và thay thế bằng các cây trồng khác.
Diện tích hồ tiêu tăng nhanh chóng đã phá vỡ quy hoạch nông nghiệp khu vực Tây Nguyên. Trong khi đó, dịch bệnh bùng phát làm tiêu chết hàng loạt sẽ dập tắt giấc mộng đổi đời từ cây tiêu của người dân Tây Nguyên. Đây là những nguy cơ sẽ làm cây hồ tiêu Tây Nguyên phát triển thiếu bền vững.
Cạnh tranh vốn dĩ là quy luật của thị trường. Thế nên thanh long Bình Thuận muốn tiếp tục khẳng định vị thế thì ngay từ bây giờ phải định hướng khâu sản xuất và tiêu thụ hiệu quả…
Ngành chức năng Bình Thuận vừa chủ trì tổ chức cuộc họp theo chỉ đạo của Bộ Công Thương để thông tin tình hình thị trường tiêu thụ trái thanh long tại Trung Quốc. Song những diễn biến có liên quan đến thanh long Bình Thuận đều là “tin không vui”, đặt ra vấn đề cấp bách trong việc nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm lợi thế của địa phương…