Diện Tích Nhiễm Đối Tượng Dịch Hại Trên Lúa Đông Xuân Giảm

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ, tính đến nay, tổng diện tích nhiễm các đối tượng dịch hại trên lúa đông xuân 2014-2015 toàn thành phố là 170 ha, giảm 141 ha so với cùng kỳ.
Đối tượng gây hại chủ yếu gồm: Rầy nâu ở trà lúa giai đoạn đẻ nhánh đến chuẩn bị làm đòng; bệnh đạo ôn lá trên một số diện tích canh tác giống Jasmine 85, OM 4218,… tập trung tại quận Thốt Nốt, với tỷ lệ phổ biến từ 5-10%. Các đối tượng dịch hại khác như ốc bươu vàng, bù lạch, chuột, bệnh thối gốc vi khuẩn phân bố tại huyện Cờ Đỏ, quận Thốt Nốt và Cái Răng.
Hiện rầy nâu trên đồng ruộng chủ yếu ở giai đoạn ấu trùng, mật số thấp. Ngành nông nghiệp thành phố dự báo rầy nâu và bệnh đạo ôn lá tiếp tục là các đối tượng gây hại chủ yếu trong những ngày tới.
Do đó, Chi cục Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ chỉ đạo Trạm Bảo vệ thực vật các quận, huyện nhanh chóng triển khai tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, công nghệ sinh thái, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng…) cho nông dân.
Khuyến cáo nông dân sử dụng chế phẩm sinh học nấm MA, không nên phun thuốc trừ sâu thuộc nhóm lân hữu cơ hoặc nhóm lân hữu cơ kết hợp với nhóm cúc tổng hợp dễ gây bộc phát rầy nâu. Đối với diện tích lúa chuẩn bị sạ, nông dân cần vệ sinh tốt đồng ruộng, làm đất kỹ, gia cố bờ bao, tăng cường bơm rút nước để tập trung xuống giống đồng loạt.
Nguồn bài viết: http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=55&id=158029
Có thể bạn quan tâm
Mặc dù đạt được những kết quả đáng ghi nhận, song các doanh nghiệp (DN) ngành cá tra cần tính toán phương thức sản xuất như thế nào để hội nhập sâu vào kinh tế thế giới.

Viện Nghiên cứu Hải sản đã phối hợp với Vụ Khai thác thủy sản xây dựng và phát hành bản tin dự báo ngư trường khai thác hải sản hạn mùa, hạn tháng cho nghề câu cá ngừ đại dương, nghề rê, vây và chụp mực.

Cùng với những rủi ro trong nghề nuôi tôm trên cát ven biển, người dân còn gặp khó khăn khi "loay hoay" tìm đầu ra ổn định cho con tôm…
Những ngày qua, giá cá điêu hồng nuôi bè tại huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) có chiều hướng tăng, người nuôi phấn khởi vì có thể thu được lãi khá. Hiện tại, cá điêu hồng thương phẩm loại 1 có giá 34.000 - 35.000 đồng/kg; loại 2 - 3 khoảng 24.000 - 25.000 đồng/kg.

Theo Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Trung (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III), hiện môi trường nước nuôi trồng thủy sản tại một số vùng nuôi trên địa bàn tỉnh Phú Yên bất ổn, một số nơi xuất hiện tảo độc.