Diện Tích Nhiễm Đối Tượng Dịch Hại Trên Lúa Đông Xuân Giảm

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ, tính đến nay, tổng diện tích nhiễm các đối tượng dịch hại trên lúa đông xuân 2014-2015 toàn thành phố là 170 ha, giảm 141 ha so với cùng kỳ.
Đối tượng gây hại chủ yếu gồm: Rầy nâu ở trà lúa giai đoạn đẻ nhánh đến chuẩn bị làm đòng; bệnh đạo ôn lá trên một số diện tích canh tác giống Jasmine 85, OM 4218,… tập trung tại quận Thốt Nốt, với tỷ lệ phổ biến từ 5-10%. Các đối tượng dịch hại khác như ốc bươu vàng, bù lạch, chuột, bệnh thối gốc vi khuẩn phân bố tại huyện Cờ Đỏ, quận Thốt Nốt và Cái Răng.
Hiện rầy nâu trên đồng ruộng chủ yếu ở giai đoạn ấu trùng, mật số thấp. Ngành nông nghiệp thành phố dự báo rầy nâu và bệnh đạo ôn lá tiếp tục là các đối tượng gây hại chủ yếu trong những ngày tới.
Do đó, Chi cục Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ chỉ đạo Trạm Bảo vệ thực vật các quận, huyện nhanh chóng triển khai tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, công nghệ sinh thái, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng…) cho nông dân.
Khuyến cáo nông dân sử dụng chế phẩm sinh học nấm MA, không nên phun thuốc trừ sâu thuộc nhóm lân hữu cơ hoặc nhóm lân hữu cơ kết hợp với nhóm cúc tổng hợp dễ gây bộc phát rầy nâu. Đối với diện tích lúa chuẩn bị sạ, nông dân cần vệ sinh tốt đồng ruộng, làm đất kỹ, gia cố bờ bao, tăng cường bơm rút nước để tập trung xuống giống đồng loạt.
Nguồn bài viết: http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=55&id=158029
Related news

Mỗi năm Mộc Châu trồng 1.350 tấn cà chua, thì nông trại của anh Trương Văn Dư chiếm gần nửa, cung ứng 600 tấn cho Hà Nội.

Những thứ phụ phẩm nông sản bỏ đi nhưng chỉ qua một số khâu trong chế biến, đã trở thành các loại nguyên liệu xuất khẩu, giúp doanh nghiệp thu hàng triệu đô la

Mày mò cách trồng dâu tây thủy canh trên Internet và tự dịch tài liệu tiếng Anh, lão nông thu về 5 tỷ đồng mỗi năm.

Mô hình do nhóm kỹ sư Trường ĐH Nha Trang khởi xướng trước thực trạng thực phẩm bẩn đang tràn lan hiện nay.Nhóm đã thành lập Cty TNHH Sala Việt Nam để điều hành

Nghề chăn nuôi thú rừng ở xã Tam Lãnh (Phú Ninh) đến nay đã phát triển khá mạnh, quy mô về con giống. Mô hình nuôi kết hợp giữa chồn hương và chim công hiệu quả