Diễn Châu (Nghệ An) tích cực xử lý mầm bệnh trên tôm nuôi
Diễn Trung là xã có diện tích nuôi tôm tương đối lớn trên địa bàn Diễn Châu với diện tích là 45 ha/70 hộ nuôi nhưng đã có tới hơn 5 ha bị dịch bệnh. Ông Nguyễn Thế Phú - một trong những hộ dân có tôm bị nhiễm bệnh ở khu vực đồng muối, xóm 12, xã Diễn Trung cho biết: Vụ tôm năm nay gia đình ông nuôi trên diện tích 1,2 ha/6 ao nuôi. Tất cả các giống tôm đều được nhập về từ các cơ sở uy tín, nguồn gốc con giống rõ ràng, đảm bảo chất lượng. Bắt đầu thả giống vào đầu tháng 3, sau 50 ngày thì xuất hiện bệnh phân trắng.
Ông Nguyễn Thế Phú thu dọn dụng cụ, vệ sinh môi trường ao chuẩn bị cho vụ nuôi tôm mới
Nhằm tránh lây lan dịch bệnh, từ ngày 11-6, Trạm Thú y Diễn Châu đã lấy mẫu xét nghiệm và phát hiện ra 5 mẫu tôm của 3 hộ nuôi tại xã Diễn Trung dương tính với vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Đây là loại bệnh có nguy cơ gây tôm chết hàng loạt, trong thời gian nhanh và có mức độ lây nhiễm cao. Do điều kiện cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, một số hộ khi tôm bị bệnh không khai báo với cơ quan chức năng để xử lý dịch bệnh mà thải nước trực tiếp ra môi trường ngoài, vì vậy mà dịch bệnh phát tán và lây lan nhanh.
Hộ anh Lê Minh Thắng ở xóm 13, xã Diễn Trung rải hóa chất để khử trùng mầm bệnh ao nuôi tôm
Hiện nay, Trạm thú y Diễn Châu đã cấp 1 tấn hoá chất Chlorine cho các xã xẩy ra dịch bệnh. Đồng thời, khuyến cáo hộ nuôi tuyệt đối không lấy thêm nước từ ngoài hệ thống cấp nước chung vào ao nuôi khi chưa xác định được nguồn nước an toàn. Để hạn chế dịch bệnh có thể phát sinh, UBND huyện Diễn Châu đã xây dựng kế hoạch khử trùng môi trường, xử lý dịch bệnh tôm. Theo đó, Phòng nông nhiệp, Trạm thú y huyện đã tập trung lực lượng trực tiếp tới chỉ đạo các xã tiến hành rải hoá chất để khử trùng trên hệ thống kênh cấp, thoát nước và trên ao nuôi bị bệnh; phát động nhân dân dùng vôi bột để khử trùng khu vực xung quanh ao nuôi nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại kinh tế cho người dân.
Có thể bạn quan tâm
Thủy sản là một trong những lĩnh vực đóng góp lớn trong kim ngạch xuất khẩu, tuy nhiên mục tiêu đạt giá trị xuất khẩu 8,5 tỷ USD của năm 2015 quả là khó khăn khi thời gian chỉ còn chưa đầy 3 tháng nữa.
Theo tin từ Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), trong mấy ngày qua, cả ba loại dịch nguy hiểm trên vật nuôi đều bùng phát xuất hiện trở lại.
Mặc dù đã rút điện nhưng chiếc máy xay cỏ vẫn còn quay, cuốn nát bàn tay trái của thương binh.
Mô hình nuôi gà đẻ tạo giống và chim cút lấy trứng của hộ anh Đoàn Ngọc Cường (SN1983) ở tổ 1, ấp 2, xã Thành Tâm, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước được coi là quy mô chăn nuôi nhỏ nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Sáng 18/10, Chi cục thú y tỉnh Nghệ An, huyện Hưng Nguyên và xã Hưng Mỹ đã tiến hành tiêu hủy trên 100 con lợn do dịch tai xanh.