Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Điểm sáng trong chăn nuôi gà thịt theo chuỗi giá trị

Điểm sáng trong chăn nuôi gà thịt theo chuỗi giá trị
Ngày đăng: 25/10/2015

Câu lạc bộ (CLB) hoạt động trên cơ sở tự nguyện; thống nhất quan điểm; quy chế, quy định của CLB do các thành viên cùng xây dựng, biểu quyết đồng ý và cam kết thực hiện.

Tham gia CLB có 23 hộ chăn nuôi.

Mỗi hộ tham gia cam kết nuôi gà với quy mô từ 1.000 - 10.000 con/lứa.

Giống gà được CLB lựa chọn để nuôi là các giống gà ta chọn lọc, bao gồm: Gà Cao Khanh (Bình Định), gà Phùng Dầu Sơn (Khánh Hòa), gà Lượng Huệ (TP Hải Phòng).

Ngoài các giống trên, hiện nay nhóm cũng đang nuôi thử nghiệm giống gà ri Hòa Bình...

Ưu điểm của các giống gà trên là có chân nhỏ, vàng; lông màu vàng tía; mào cờ; chất lượng thịt thơm ngon, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.

Hình thức nuôi được áp dụng là nuôi trang trại tập trung có sân chơi an toàn sinh học.

Đặc biệt, trong quá trình nuôi, gà được nghe nhạc với thời gian 5 - 6h/ngày, sau khoảng 30 ngày tuổi, gà được tách nuôi riêng trống - mái.

Đây là những điểm khác biệt so với phương pháp, quy trình nuôi gà truyền thống.

Sau gần 1 năm thực hiện, đến nay CLB đã có hàng vạn con gà được xuất bán, trong đó hộ nuôi ít nhất là 1.000 con/lứa, số lứa nuôi của các hộ đều đạt 3 lứa/năm.

Những hộ có quy mô lớn như: Trương Ngọc Linh; Lê Thiện Hồng; Nguyễn Thành Chung đều nuôi 18.000 con/hộ/năm.

Về kết quả tăng trọng: bình quân sau 120 ngày nuôi, trọng lượng gà đạt trung bình 1,8 - 2 kg/con.

Tỷ lệ sống của toàn tổng đàn đạt trên 93%, trong đó có những hộ đạt đến 99% (tùy lứa).

Đến tháng 9-2015, gia đình anh Mạnh (chủ nhiệm CLB - nuôi 27.000 con/năm) đã xuất bán 2 lứa với 18.000 con, trừ chi phí thu lãi hơn 290 triệu đồng; dự kiến tổng thu nhập năm 2015 có thể lên đến khoảng 500 triệu đồng.

Không chỉ dừng lại ở mặt hàng gà thịt truyền thống mà hiện nay CLB còn mở rộng sang chăn nuôi theo các đơn hàng.

Theo đánh giá của các thành viên trong CLB, yếu tố quyết định sự thành công chính là cách tổ chức và thực hiện tốt các phương thức tổ chức hoạt động của nhóm, bao gồm:

Mua gà giống: Việc tổ chức mua gà giống được trưởng nhóm và các thành viên bàn bạc; các thành viên vào CLB nuôi gà phải có sự điều phối của nhóm, gà vào luân phiên giữa các hộ cách nhau từ 3 ngày – 10 ngày để bảo đảm lúc nào cũng có gà xuất bán ra thị trường, để tránh bị thương lái ép giá.

Mua thức ăn: Với nhận thức thức ăn là yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả trong chăn nuôi, các thành viên luôn bàn bạc và cùng thống nhất trong việc lựa chọn thức ăn nên chất lượng luôn bảo đảm.

Đặc biệt, với phương thức mua hàng trực tiếp từ công ty sản xuất nên giá thành luôn hạ so với các hộ mua nhỏ lẻ từ 300 – 500 đồng/kg, điều này đã góp phần làm giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả chăn nuôi.

Vắc-xin, thuốc thú y và dụng cụ thú y: Các thành viên trong nhóm đóng tiền mua 1 tủ bảo ôn bảo quản vắc-xin, 1 tủ kính đựng thuốc thú y, 2 máy cắt mỏ, thuốc thú y và một số dụng cụ thú y khác với trị giá trên 20 triệu đồng.

Giá thuốc được công khai từng loại ngay tại tủ; hộ chăn nuôi được bác sĩ thú y hướng dẫn dùng thuốc gì thì đến lấy; tự tính tiền và nộp lại trưởng nhóm để lấy thuốc bù lại đúng số lượng.

Hoạt động hỗ trợ: Các thành viên trong nhóm hỗ trợ nhau công lao động kỹ thuật bao gồm: Vào gà; ra gà; làm vắc-xin, cắt mỏ cho gà...

là những thời điểm cần nhiều lao động có kỹ thuật, có tay nghề...

Hoạt động này do trưởng nhóm điều hành tùy theo số lượng gà của từng hộ và yêu cầu nhân công.

Định kỳ mỗi tháng, CLB tổ chức sinh hoạt nhóm 1 lần để đánh giá hoạt động và lên kế hoạch, phương án hoạt động cho kỳ tới.

Tiêu thụ sản phẩm: Với phương châm sản xuất và cung cấp các sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, lấy chất lượng làm uy tín, kết hợp với việc luôn chủ động tìm kiếm và mở rộng thị trường nên việc tiêu thụ gà của CLB là tương đối thuận lợi.

Hiện tại có các thương nhân ở các chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ (Thường Tín, TP Hà Nội); chợ Điện Biên (TP Thanh Hóa) và các chợ khác tại TP Hải Phòng, tỉnh Phú Thọ...

đến tận nơi thu mua.


Có thể bạn quan tâm

Nga Muốn Nhập Lượng Lớn Táo, Khoai Tây, Cao Su, Thủy Sản…từ Việt Nam Nga Muốn Nhập Lượng Lớn Táo, Khoai Tây, Cao Su, Thủy Sản…từ Việt Nam

Với mong muốn thúc đẩy mối quan hệ hợp tác Việt – Nga, ông Maxim Golikov - trưởng đại diện thương mại Nga tại VN cho biết Nga đang có chính sách tăng cường nhập khẩu nông sản từ Việt Nam. Thêm vào đó, lệnh cấm lệnh cấm nhập hoa quả từ EU đã thúc đẩy Nga trở về với thị trường Châu Á.

15/09/2014
Cứu Vãn Chất Lượng Để Cá Ngừ 'Hội Nhập' Cứu Vãn Chất Lượng Để Cá Ngừ 'Hội Nhập'

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã nhấn mạnh như vậy tại hội nghị bàn giải pháp khai thác, xuất khẩu cá ngừ do Bộ NN&PTNT tổ chức với sự tham gia của đại diện lãnh đạo, các cơ quan liên quan, doanh nghiệp thủy sản, ngư dân ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, diễn ra ngày 13-9 tại TP Tuy Hòa (Phú Yên).

15/09/2014
Xuất Khẩu Gạo Giảm Do Giá Thấp Xuất Khẩu Gạo Giảm Do Giá Thấp

Khối lượng xuất khẩu gạo 8 tháng đầu năm 2014 ước đạt 4,44 triệu tấn tương đương 2,01 tỷ USD, giảm 9% về khối lượng và 5,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

15/09/2014
Cải Thiện Vị Thế Nông Sản Việt Tại Nga Cải Thiện Vị Thế Nông Sản Việt Tại Nga

Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, Liên bang Nga vẫn là một thị trường “nặng ký” của các sản phẩm nông sản, thực phẩm của Việt Nam như: thủy sản, cà phê, hạt tiêu, chè, rau, quả, hạt điều, gạo… Với 143 triệu người tiêu dùng, trong đó tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển, lẽ ra thị trường Nga có thể vẫn đứng đầu như những thập niên trước đây với hàng nông sản Việt Nam.

15/09/2014
Đắk Song Chú Trọng Nâng Cao Năng Suất, Chất Lượng Cho Cây Trồng Đắk Song Chú Trọng Nâng Cao Năng Suất, Chất Lượng Cho Cây Trồng

Triển khai thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC) giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020, Đắk Song đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng cho các loại cây trồng.

15/09/2014