Tăng cường bảo vệ các loại giống thủy sản
Trung tâm GTS được Sở NN&PTNT giao nhiệm vụ thực nghiệm và sản xuất GTS phục vụ nuôi trồng thủy sản (NTTS) trong tỉnh Bình Định.
Thời gian qua, Trạm Thực nghiệm (TTN) NTTS Mỹ Châu tại huyện Phù Mỹ và TTN NTTS Cát Tiến tại Phù Cát (do Trung tâm GTS quản lý) đã nghiên cứu, sản xuất có hiệu quả nhiều giống thủy sản mới để cung ứng cho người dân.
Hàng năm, Trung tâm cung ứng hàng chục triệu con giống thủy sản các loại cho người dân trong và ngoài tỉnh, phục vụ nghề NTTS.
Riêng tại TTN NTTS Mỹ Châu hiện có 9 ao, thả nuôi 33.316 con cá giống bố mẹ truyền thống (trôi, mè, trắm, chép) và các loại giống thủy sản đặc sản (lăng nha, lươn, chình mun, điêu hồng…) với tổng sản lượng 14 tấn.
Ngoài ra, tại TTN NTTS Mỹ Châu còn có 15 con cá Koi (cá chép Nhật Bản) do ông Hitoshi Kato, Chủ tịch Hội hữu nghị Nhật-Việt tại Sakai, tặng.
Cá Koi được xem là “quốc ngư” của nước Nhật, nó có nhiều màu sắc rất đẹp, tuổi thọ khá cao.
Cá trưởng thành có thể đạt trọng lượng 20 – 30 kg/con, trị giá hàng trăm ngàn USD/con. Theo Trung tâm GTS tỉnh, việc lưu giữ và sản xuất GTS tại TTN NTTS Mỹ Châu phụ thuộc nhiều vào nguồn nước của 4 hồ chứa: Đồng Đèo 1, Đồng Đèo 2, Hóc Lách, Hóc Hòm.
Tuy nhiên, hiện có 3 hồ chứa đã bị xuống cấp, hư hỏng, không đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ.
Hơn nữa, nền nhiệt độ trong mùa mưa thấp, môi trường nước thường hay thay đổi; độ pH (độ chua) và các loại khí độc phát sinh, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của các loại GTS.
Còn tại TTN NTTS Cát Tiến, việc duy trì và phát triển các loại giống thủy sản nước lợ, nước mặn, như hàu Thái Bình Dương, cua xanh, tôm sú, cá bóp và cá chẽm cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi nhiệt độ nước trong các khu nuôi thay đổi.
Ông Phan Thanh Việt, Phó Giám đốc Trung tâm GTS, cho biết: Nhằm chủ động đảm bảo an toàn cho các loại GTS, Trung tâm đã gia cố, sửa chữa các hạng mục công trình hồ chứa bị hư hỏng; tích trữ và điều tiết nguồn nước hợp lý, đồng thời xây dựng và thực hiện phương án đảm bảo an toàn hồ chứa trong mùa mưa lũ.
Bên cạnh đó, cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra mực nước, nhiệt độ và các chỉ tiêu sinh, hóa trong các ao nuôi để điều chỉnh cho phù hợp.
Trường hợp nền nhiệt độ thấp, chúng tôi sẽ giảm lượng thức ăn, nhằm hạn chế thức ăn dư thừa gây ô nhiễm môi trường trong ao nuôi.
Khi nhiệt độ xuống thấp, sẽ nâng mực nước trong ao đến mức tối đa, giảm khẩu phần ăn nhằm chống rét và đảm bảo cho cá sinh trưởng tốt.
Trung tâm cũng sẽ thường xuyên kiểm tra bờ ao, cống xả nước để đảm bảo cá không thất thoát do mưa lũ, đồng thời xây dựng kế hoạch di chuyển đàn cá giống trong các ao nuôi đến nơi an toàn khi xảy ra mưa lũ lớn.
Có thể bạn quan tâm
Đến với Na Son, một xã vùng cao của huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) vào thời điểm này, ngoài những món ăn truyền thống như: Cá nướng (Pa pỉnh tộp), rêu suối, măng rừng, thịt khô… du khách sẽ được thưởng thức những món rau được hấp, đồ, nướng, luộc… với lời giới thiệu đầy tự hào: "Rau sạch đấy. Rau dân bản trồng, không có thuốc sâu, phân đạm gì đâu".
Superworm là loài côn trùng ăn tạp, phàm ăn, chưa có tên trong danh sách vật nuôi và có nguy cơ gây hại đến SX nông nghiệp... Việc nhân nuôi, vận chuyển và phóng thích sâu Superworm là vi phạm pháp luật (theo điều 7 Pháp lệnh Bảo vệ & kiểm dịch thực vật).
Sau 9 tháng, 2.000 con cá trắm đen nuôi, trên diện tích 5.000m2 của ông Đức Văn Khiêm (xã Nam Cường, huyện Tiền Hải, Thái Bình) đã cho lãi 227 triệu đồng, hiệu quả cao gấp 3 - 4 lần so với nuôi cá nước ngọt truyền thống. Đây là mô hình điểm nuôi cá trắm đen thương phẩm tại vùng chuyển đổi nuôi cá của xã, cần được nhân rộng.
Hiện đang là thời điểm chính vụ thu hoạch mận cơm ở Lạng Sơn. Năm nay, do thời tiết thuận lợi nên mận cơm được mùa, giá bán cao hơn từ 3.000 – 5.000đ/kg so với năm ngoái.
Đề tài “Hoàn thiện và chuyển giao quy trình sản xuất giống nhân tạo cá gáy biển tại Khánh Hòa” vừa được Hội đồng khoa học và công nghệ cấp tỉnh nghiệm thu loại khá đã mở ra triển vọng về một loại đối tượng nuôi mới.