Điểm Mới Trong Cách Nuôi Lươn Đem Lại Hiệu Quả Cao

Mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng trong vài năm gần đây đã được nhiều địa phương trong cả nước áp dụng với nhiều hình thức khác nhau và cho kết quả rất khả quan, trong đó phải kể đến chú Bảy Tạo, ở ấp Long Bình, xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Chú rất thành công trong mô hình này, đặc biệt điểm riêng trong cách nuôi của chú Bảy Tạo là đầu tiên thả vào đáy bễ nuôi được xây bằng xi măng các bã của cây bắp rồi sau đó thả lươn giống vào nuôi. Ngoài ra, phía trên mặt bễ chú còn trồng thêm rau hổ để kiếm thêm thu nhập.
Với mô hình đó cùng với vốn kinh nghiệm nuôi lươn nhiều năm, mô hình nuôi của chú phát triển rất là tốt. Sau thời gian 10 tháng nuôi, 17 bể nuôi lươn của chú đã thu hoạch. Trung bình mỗi bễ nuôi thu hoạch được khoảng 1.000 con lươn, hiện nay, đối với lươn loại nhất trọng lượng khoảng 350gam có giá bán là 126.000 đồng/kg, loại nhì có trọng lượng từ 200 đến 250gam có giá bán là 113.000 đồng/kg. Sau khi trừ đi tất cả các chi phí, Chú lợi nhuận được trên 220 triệu đồng.
Việc nuôi lươn theo cách của chú Bảy Tạo vừa tận dụng được diện tích nuôi, dễ chăm sóc theo dõi lươn, quản lý nguồn thức ăn và dịch bệnh. Do vậy, số lượng lươn hao hụt do dịch bệnh là không đáng kể. Chú cho biết, nếu chọn kỹ về con giống, thức ăn cho lươn phong phú, giữ gìn môi trường nuôi trong sạch và thực hiện đúng kỹ thuật chăm sóc lươn sinh sản thì mô hình này sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Có thể bạn quan tâm

Vào lúc 4h20 ngày 22/8, tại thôn Cái Tăn, xã Cộng Hòa, Cẩm Phả, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Công an TP Cẩm Phả đã bắt giữ hơn 30.000 con giống gia cầm nhập lậu

Đầu mùa mưa, đi dọc những tuyến đường có vườn ươm cây giống tại huyện Tiên Phước (Quảng Nam), chúng tôi như bị hút mắt vào màu xanh non của những cây con và thú vị với hàng nghìn bầu đất được sắp xếp cạnh nhau nhìn giống như bề mặt của một tổ ong khổng lồ…

Hiện tượng đỏ hạt lúa, lem lép hạt và rầy nâu gây hại nghiêm trọng khiến vụ lúa hè thu 2013 ở Thừa Thiên Huế bị mất mùa. Nông dân điêu đứng khi lúa bị mất mùa cộng thêm mất giá.

Những vườn sầu riêng được trồng sớm nhất tại Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã cho quả ổn định vào năm thứ ba, bước đầu đã khẳng định được hiệu quả của loại cây trồng khó tính này. Tuy nhiên, việc phát triển cây sầu riêng tại Khánh Vĩnh cần thận trọng, khi chưa có một nghiên cứu sâu sắc về vấn đề này…

Tình hình mưa nắng xen kẽ và kéo dài trong những ngày qua đã làm cho nhiều diện tích lúa Thu đông trên địa bàn tỉnh bị nhiễm các loại dịch hại và khả năng ảnh hưởng đến năng suất khi thu hoạch.