Điểm Mới Trong Cách Nuôi Lươn Đem Lại Hiệu Quả Cao

Mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng trong vài năm gần đây đã được nhiều địa phương trong cả nước áp dụng với nhiều hình thức khác nhau và cho kết quả rất khả quan, trong đó phải kể đến chú Bảy Tạo, ở ấp Long Bình, xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Chú rất thành công trong mô hình này, đặc biệt điểm riêng trong cách nuôi của chú Bảy Tạo là đầu tiên thả vào đáy bễ nuôi được xây bằng xi măng các bã của cây bắp rồi sau đó thả lươn giống vào nuôi. Ngoài ra, phía trên mặt bễ chú còn trồng thêm rau hổ để kiếm thêm thu nhập.
Với mô hình đó cùng với vốn kinh nghiệm nuôi lươn nhiều năm, mô hình nuôi của chú phát triển rất là tốt. Sau thời gian 10 tháng nuôi, 17 bể nuôi lươn của chú đã thu hoạch. Trung bình mỗi bễ nuôi thu hoạch được khoảng 1.000 con lươn, hiện nay, đối với lươn loại nhất trọng lượng khoảng 350gam có giá bán là 126.000 đồng/kg, loại nhì có trọng lượng từ 200 đến 250gam có giá bán là 113.000 đồng/kg. Sau khi trừ đi tất cả các chi phí, Chú lợi nhuận được trên 220 triệu đồng.
Việc nuôi lươn theo cách của chú Bảy Tạo vừa tận dụng được diện tích nuôi, dễ chăm sóc theo dõi lươn, quản lý nguồn thức ăn và dịch bệnh. Do vậy, số lượng lươn hao hụt do dịch bệnh là không đáng kể. Chú cho biết, nếu chọn kỹ về con giống, thức ăn cho lươn phong phú, giữ gìn môi trường nuôi trong sạch và thực hiện đúng kỹ thuật chăm sóc lươn sinh sản thì mô hình này sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Related news

Trong đó, gần 2 ha mặt nước được dùng để nuôi cá, còn lại diện tích trên bờ trồng cây ăn quả như: vải, nhãn... Đầu năm 2009, nhận thấy những cây trồng nêu trên không còn cho giá trị kinh tế cao như trước, bác Thanh đã phá bỏ và chuyển sang trồng thanh long ruột đỏ giống Đài Loan (nhập ở Quảng Ninh).

Tính đến ngày 30/5, toàn tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ được khoảng 13.500 tấn vải thiều chín sớm, chiếm khoảng 50% tổng sản lượng vải sớm của tỉnh.

Vừa qua, Trạm Khuyến nông huyện Minh Hóa (Quảng Bình) đã tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi dúi cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện.

Bơ không phải là cây trồng chủ lực của Lâm Đồng, nhưng đã góp phần tăng thu nhập, tăng hiệu quả đầu tư cho nông dân trên một đơn vị diện tích và nhất là không tốn nhiều diện tích đất, có thể trồng tận dụng đất quanh nhà, trồng xen với cây chè hay cà phê…

Ngày 30/7, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản III Nha Trang - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) tổ chức hội thảo kỹ thuật nuôi cua biển xanh thương phẩm tại xã Lợi An.