Phát Triển Chăn Nuôi Thủy Cầm An Toàn Sinh Học

Ngày 18.7, tại Long Xuyên (An Giang), Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Trung tâm Khuyến nông (Sở NNPTNT An Giang) tổ chức Diễn đàn “Phát triển chăn nuôi thủy cầm an toàn sinh học”.
Hơn 300 nông dân cùng đông đảo các nhà khoa học và các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm từ gia cầm của 14 tỉnh thành phía Nam đã tham dự.
TS Hạ Thúy Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho rằng An Giang là địa phương đã có nhiều tổ hợp tác chăn nuôi theo mô hình an toàn sinh học được xem là tiêu biểu và đi đầu ở vùng ĐBSCL. Diễn đàn lần này nhằm nhanh chóng tìm ra những giải pháp hiệu quả để hướng nông dân đến việc nuôi thủy cầm vừa kế thừa được kinh nghiệm truyền thống vừa đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.
TS Nguyễn Văn Bắc của Trung tâm Khuyến nông quốc gia khuyên nhà nông nên mạnh dạn chuyển từ nuôi vịt theo phương pháp truyền thống sang nuôi vịt an toàn sinh học. Cụ thể là chuyển nuôi chạy đồng sang nuôi vịt tại nhà vì những lợi ích và hiệu quả trước mắt là cho chính người nuôi. Theo TS Bắc, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ và khuyến khích người chăn nuôi chuyển đổi sang nuôi vịt tập trung an toàn sinh học.
Có thể bạn quan tâm

Việc tiêu thụ sản phẩm trái cây đang là vấn đề thời sự ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Tiền Giang nói riêng. Thị trường tiêu thụ vẫn còn bấp bênh và phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống thương lái. Vì vậy, việc hình thành nên mạng lưới thu mua - bảo quản - chế biến để nâng cao chất lượng và giá trị kinh tế cây ăn trái đang là vấn đề cấp thiết.

Đạ Ròn (Đơn Dương - Lâm Đồng), một trong những địa phương phát triển mạnh về nghề nuôi bò sữa, hiện đang bước vào giai đoạn thịnh vượng, số đầu bò sữa ngày càng nhân rộng. Không chỉ nuôi bò cho sữa mà ở Đạ Ròn còn xuất hiện mô hình nuôi bò sữa để bán. Với cách làm ăn của những nông hộ này, số lượng bò sữa ngày càng được nhân rộng nhanh chóng, với giá cả vừa phải, chất lượng bò đảm bảo, giúp nhiều hộ đủ điều kiện mua một con bò mẹ vốn có giá rất cao.

Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ thì hành trình “giúp hàng chục triệu nông dân ĐBSCL vượt qua thách thức trở thành “doanh nhân nông nghiệp”, làm giàu bằng nghề nông” - như cách nói của ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ vẫn còn nhiều gian nan. Vì vậy, sắp tới đây các tỉnh Tây Nam bộ cần có những sách lược phát triển thỏa đáng hơn, hợp tác, liên kết vùng để cùng nhau phát triển trong giai đoạn mới.

Năm 2014, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội xây dựng được 63 vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao với quy mô 6.971ha, tăng 116,2% so với kế hoạch, trong đó vụ Xuân 2.980ha, vụ Mùa 3.987ha tại 11 huyện ngoại thành. Năng suất các giống lúa chất lượng cao năm nay bình quân đạt 5,2 - 5,4 tấn/ha, với tổng sản lượng gần 37.000 tấn. Giá trị sản phẩm lúa hàng hóa đạt 406,64 tỷ đồng và cho hiệu quả kinh tế đạt 224,46 tỷ đồng.

Những chiếc ô tô chở nguyên liệu của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa làm việc liên tục trong ngày, vượt qua những dốc đồi cách trở để đến tận rẫy thu mua sắn của nông dân. Trên những đồi sắn, những hộ gia đình nhiệt tình hoán đổi công cho nhau để sắn nhà nào cũng được thu hoạch và xuất bán dứt điểm trong thời gian ngắn nhất.. Năm nay, thời tiết thuận lợi trong suốt quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch sắn và đặc biệt là nhà máy thu mua với giá cao hơn năm trước nên người dân rất phấn khởi…