Dịch hại trên cây mì giảm mạnh

Trong đó vụ Đông Xuân 2014 - 2015 trồng mới 23.326 ha (đạt 116% kế hoạch), Vụ Hè Thu 2015 trồng mới được 11.203 ha, (đạt 62,% kế hoạch) bằng 134,5% so cùng kỳ năm 2014 (SCK).
Riêng vụ Thu Đông bắt đầu trồng mới được 1.769 ha.
Trong 9 tháng qua, có 180,7 ha mì bị nhiễm dịch hại gây bệnh rệp sáp bột bồng, giảm 72,6% SCK và giảm mạnh về mức độ thiệt hại. Trong đó nhiễm nhẹ 177,8 ha, trung bình 1,9 ha và nhiễm nặng 1 ha.
Nhện đỏ gây hại nhẹ 497 ha, giảm 18% SCK. Bệnh cháy lá và xì mủ thân do vi khuẩn phát sinh ở 93 ha với mức độ nhẹ. 933 ha khoai mì ở giai đoạn từ 7 - 8 tháng tuổi nhiễm nhẹ bệnh thối củ. Các dịch hại khác như chổi rồng, đốm lá phát sinh gây hại cục bộ ở mức nhiễm nhẹ.
Về công tác phòng, chống dịch rệp sáp hồng hại mì, Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh cho biết vẫn tiếp tục tiến hành nhân nuôi ong ký sinh tại văn phòng Chi cục.
Tính từ đầu năm 2015 đến nay, Chi cục nhân nuôi được 181.950 cặp ong và đã phóng thích ra đồng 147.850 cặp ong ký sinh để quản lý rệp sáp hồng gây hại cây mì, tại 27 xã thuộc 6 huyện trên địa bàn tỉnh. Kết quả tình hình rệp sáp bột hồng đã giảm 72,6% SCK năm trước.
Có thể bạn quan tâm

Đó là kết quả được đánh giá tại Hội thảo mô hình nuôi ghép cá rô phi lai xa dòng Isarel với các loài cá truyền thống khác (cá rô phi là chính) theo hướng an toàn diễn ra ngày 23 tháng 10 năm 2014, tại xã Hưng Đạo, Tứ Kỳ, Hải Dương.

"Một năm SX nông nghiệp không đạt lợi nhuận 100 triệu đ/ha trở lên là không đủ chi phí cho gia đình 7 người", vợ chồng ông Dương Văn Thắng ở xã Long An (Long Hồ, Vĩnh Long) chia sẻ.

Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2014 phấn đấu đạt 7 tỉ USD; trong đó riêng mặt hàng tôm là 3,5 tỉ USD, chiếm 50% về giá trị. Có thể nói, con tôm đang trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản, thế nhưng điều nghịch lý là hàng loạt hộ nuôi tôm ở ĐBSCL luôn phập phồng nỗi lo thua lỗ bởi dịch bệnh tràn lan và giá cả lên xuống thất thường...

Từ năm 2010 đến nay, Sóc Trăng không còn công nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu, toàn bộ sản lượng cá thương phẩm đều bán cho các tỉnh lân cận. Theo thống kê của ngành thì người nuôi cá tra ở Sóc Trăng bị thua lỗ liên tục từ năm 2008 đến nay do chi phí đầu vào cao hơn từ 1.200 đến 2.500 đồng trên 1kg cá thương phẩm.

Chúng tôi tới thăm gia đình anh Trần Văn Dương khi anh đang cho cá ăn, dù đang bận tay với công việc nhưng gương mặt không giấu được niềm vui, anh nhẩm tính: “Với 4.000 m2 diện tích ao nuôi cá chép V1 làm chính, qua 4 tháng nuôi, tôi thấy cá lớn nhanh, trọng lượng trung bình đạt khoảng 400gam/con, với giá thị trường hiện nay là 35.000 đồng/kg, gia đình có thể thu lợi nhuận khoảng 27 triệu đồng”.