Thành Phố Bảo Lộc Hiện Có 219 Đơn Vị Chế Biến Trà

UBND TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) cho biết, hiện trên địa bàn TP có 219 doanh nghiệp và cơ sở chế biến, kinh doanh trà; gồm 58 doanh nghiệp và 161 cơ sở cá thể.
Tổng công suất chế biến của 219 đơn vị này theo thiết kế là 51.893 tấn mỗi năm. Trong thực tế, mỗi năm các đơn vị chế biến trà trên địa bàn Bảo Lộc chế biến được 23.617 tấn - đạt 45,44% tổng công suất.
Trong đó, công suất chế biến của các doanh nghiệp đã được huy động trong thực tế đạt tỷ lệ 66,71% - cao gấp 2 lần so với mức huy động công suất của cơ sở cá thể.
Về thiết bị chính trong dây chuyền công nghệ chế biến trà ở Bảo Lộc hiện có khoảng 21% được trang bị đồng bộ và hiện đại; hầu hết các đơn vị và cơ sở chế biến còn lại đều đã sử dụng thiết bị với thời gian từ 6 - 15 năm (tình trạng thiếu đồng bộ trong dây chuyền sản xuất và chế biến trà diễn ra chủ yếu ở các cơ sở chế biến cá thể).
Ở Lâm Đồng, Bảo Lộc là địa phương có diện tích và sản lượng chè đứng thứ hai sau Bảo Lâm với 7.806 ha (Bảo Lâm 12.182ha) và 70.000 tấn (Bảo Lâm 127.000 tấn) nhưng là địa phương đứng thứ nhất tỉnh về công nghệ chế biến.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/tp-bao-loc-hien-co-219-don-vi-che-bien-tra-post135913.html
Có thể bạn quan tâm

Trong khi đó, tại huyện Đơn Dương, thương lái đang thu mua cà chua thường với giá 7.000 đ/kg, cao nhất từ đầu năm đến nay. Như vậy, với năng suất bình quân đạt 8 tấn/1.000 m2 (sào), nhà vườn thu về trên dưới 30 triệu đồng tiền lãi sau khi đã trừ chi phí.

Dự án do Kỹ sư Nuôi trồng thủy sản Nguyễn Đình Tiệp thuộc Chi cục Thủy sản Hà Nội làm chủ nhiệm dự án. Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN – Sở KH&CN Hà Nội là đơn vị chủ trì thực hiện Dự án, Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc chịu trách nhiệm về công nghệ, Chi cục Thủy sản Hà Nội, Phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa, Hội nông dân xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa và 4 hộ gia đình chịu trách nhiệm thực hiện thử nghiệm sản xuất.

“Tiêu ghép trên gốc cây trầu rừng Nam Mỹ Amazon năng suất cao, kháng bệnh tốt, chịu hạn, chịu ngập nhưng ở “quê hương” sản xuất giống tiêu này (Xuân Lộc - Đồng Nai) không ai trồng”.

Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản được Bộ NN & PTNT phê duyệt đã nhấn mạnh mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng cao, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng. Đề án này được kỳ vọng cải thiện cơ bản những bất cập của ngành thủy sản trong thời gian qua với hàng loạt các giải pháp như Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở vùng nuôi;

Ông Huỳnh Văn Hòa cũng cho biết, năm nay măng cụt Chợ Lách ngon, chất lượng hơn mọi năm, rất ít quả bị xì mủ, bị sượng bởi lượng mưa đầu mùa ít; các hộ nông dân đã chủ động đốn bỏ cây măng cụt cho quả bị mủ để trồng chôm chôm nên số lượng này không bị trà trộn chung với măng cụt ngon.