Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kinh Doanh Cà Phê Tạm Trữ, Không Dễ

Kinh Doanh Cà Phê Tạm Trữ, Không Dễ
Ngày đăng: 13/12/2014

Tranh thủ cơ hội giá xuống thấp (thường là lúc đầu vụ), nhiều người đã bỏ tiền ra mua tạm trữ, chờ tăng giá bán kiếm lời. Tuy nhiên, nghề này cũng đang vấp phải những lo âu, rủi ro…

Nở rộ nghề kinh doanh cà phê

Tây Nguyên được đánh giá là vùng trọng điểm về cà phê của cả nước. Hằng năm vào mùa thu hoạch, các hộ nông dân thường xay xát bán ngay cà phê nhân xô để trả nợ vay ngân hàng và trả nợ cho các đại lý vật tư xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu mua thiếu từ đầu niên vụ, đồng thời giải quyết các nhu cầu sinh hoạt khác cho gia đình. Tranh thủ thời cơ này nhiều người dân bỏ tiền ra mua cà phê về cất trữ, chờ giá lên cao bán kiếm lời.

Anh Lê Văn Phúc, xã Ea Wy, huyện Cư Kuin (Đăk Lăk) cho biết: “Đầu niên vụ thu hoạch cà phê 2013-2014, khi nghe tin giá cà phê xuống thấp chỉ ở mức 31.000 - 33.000đ/kg, tôi quyết định đầu tư 186 triệu đồng mua 6 tấn về nhà tạm trữ, đến cuối tháng 3/2014 giá cà phê nhân tăng lên 38.000đ/kg, rồi lên 41.000đ/kg, tôi quyết định đem bán và thu về 236 triệu đồng, tính ra đã có lời vài ngàn đồng/kg rồi".

Cũng như anh Phúc, chị Đào Thị Vân ở phường Tân Hoà, Tp Buôn Ma Thuột cũng đã mạnh dạn bỏ ra 128 triệu đồng mua 4 tấn cà phê với giá 32.000đ/kg lúc đầu vụ, chỉ chưa đầy 2 tháng sau, khi giá cà phê tăng lên 38.000đ/kg chị bán, thu về 152 triệu đồng, lãi 24 triệu đồng.

Chị Vân chia sẻ: “Đây là năm thứ hai tôi làm nghề tạm trữ cà phê. Trước đây do thấy một số bạn bè đầu tư có lời nên tôi cũng mạnh dạn làm theo…Đây là nghề cũng mang về lợi nhuận cao nếu biết lựa chọn thời điểm mua, bán thích hợp”.

Không chỉ ở Đăk Lăk, hiện nhiều người dân ở Đăk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng… cũng đang đổ xô vào kinh doanh mặt hàng này, bởi đây được xem là nghề “hái ra tiền" nếu biết tính toán, bỏ vốn đầu tư và lựa chọn thời điểm mua, bán thích hợp.

Không dễ ăn

Anh Bùi Văn Vinh ở xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn chia sẻ: “Giữa tháng 1/2014, tôi đầu tư 260 triệu đồng mua 7 tấn cà phê với giá 37.000đ/kg về tích trữ, đến ngày 12/3/2014, giá cà phê tăng lên 41.300đ/kg nhưng tôi lại do dự không bán vì chờ giá cao thêm chút nữa, ai ngờ từ đó cho đến nay giá giảm hẳnm, chỉ giao dịch từ 37.000 - 39.000đ/kg.

Để lâu sốt ruột quá cuối cùng tôi đành phải bán…, tính ra đến nay sau 6 tháng tạm trữ không có lời, vì phải chi phí cho việc vận chuyển, thuê kho chứa, đó là chưa tính đến nếu số tiền trên đem gửi tiết kiệm còn lời hơn".

Ông Bùi Văn Đại, xã Hòa Đông, huyện Krông Păc còn "đau" hơn khi đi vay mượn hơn 200 triệu để mua cà phê tạm trữ. Giá cà phê biến động lên xuống thất thường và dường như nằm ngoài dự báo, trong khi tiền lãi vay vẫn phải trả hàng tháng.

“Thời gian qua thấy bạn bè làm có lời, nên tôi đã vay lãi mua 5,3 tấn cà phê với giá 38.000đ/kg, sau 7 tháng tạm trữ, ai ngờ cà phê tăng giá không đáng, đành phải bán với giá 39.000đ/kg, thu về 206 triệu đồng. Tính ra trừ chi phí vận chuyển, hao hụt còn lãi được 4 triệu đồng, trong khi tiền lãi vay 7 tháng phải trả 14 triệu đồng…”, ông Đại thổ lộ.

Chia sẻ với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Anh, ở đường Phạm Văn Đồng, TP Buôn Ma Thuột - người có kinh nghiệm nhiều năm trong việc thu mua cà phê cho biết: “Giá cà phê tại Tây Nguyên trong thời gian qua biến động lên xuống bất thường, không theo quy luật nào, nằm ngoài dự báo của những người có kinh nghiệm như chúng tôi…

Bởi vậy, việc tích trữ chờ giá lên khó ai dám chắc sẽ thắng hay thua, nên đại lý chúng tôi chỉ thu mua cầm chừng, tránh nguy cơ thua lỗ”...

Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/kinh-doanh-ca-phe-tam-tru-khong-de-post135888.html


Có thể bạn quan tâm

Trang Trại Thân Thiện Với Môi Trường Trang Trại Thân Thiện Với Môi Trường

Câu chuyện bắt đầu khi xã Vạn Ninh cùng với các địa phương khác trong huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) khởi động phong trào xây dựng nông thôn mới. Với địa hình bán sơn địa có nhiều lợi thế để phát triển chăn nuôi kết hợp trồng rừng, xã Vạn Ninh khuyến khích nhân dân tập trung vào các mô hình kinh tế trang trại với nhiều chính sách ưu đãi, trong đó định hướng đến vấn đề quy hoạch tập trung, thân thiện với môi trường và xa khu dân cư.

01/08/2014
Tràm Liên Tục Mất Giá Tràm Liên Tục Mất Giá

Thời gian gần đây, giá cây tràm ở vùng ĐBSCL liên tục giảm khiến người trồng tràm lao đao. Trước thực trạng đó, nhiều chủ rừng đã ồ ạt chặt bỏ tràm chuyển sang trồng lúa.

01/08/2014
Để Thương Hiệu Măng Cụt Lái Thiêu Vang Xa... Để Thương Hiệu Măng Cụt Lái Thiêu Vang Xa...

Lái Thiêu (TX.Thuận An) từng được biết đến là một địa danh nổi tiếng về cây trái, du lịch sinh thái. Có thể nói, hầu hết du khách đến đây đều muốn một lần được thưởng thức các loại trái cây chính gốc, với hương vị đặc trưng, trong một không gian du lịch sinh thái rất riêng của vùng đất này.

01/08/2014
Vietfish 2014 Điểm Hẹn Của Bạn Hàng Thủy Sản Việt Nam Vietfish 2014 Điểm Hẹn Của Bạn Hàng Thủy Sản Việt Nam

Trải qua 15 kỳ tổ chức, quy mô và tính chất của Hội chợ Triển lãm Quốc tế Thủy sản Việt Nam (Vietfish) ngày càng chuyên nghiệp và mang tầm cỡ quốc tế, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, xứng đáng là một sự kiện quan trọng hàng năm, là điểm hội tụ lớn nhất của tất cả các nhà sản xuất, chế biến thủy sản hàng đầu Việt Nam và đối tác bạn hàng quốc tế.

02/08/2014
Quảng Bình Đắng Cay Hạt Tiêu Văn Thủy Quảng Bình Đắng Cay Hạt Tiêu Văn Thủy

Vào mùa này, mấy năm trước trên khắp các con đường liên thôn trong xã đâu đâu cũng rộn ràng tiếng xe cộ thu mua tiêu của thương lái cùng tiếng nói cười của người nông dân khi được mùa tiêu. Thế mà bây giờ trở lại, bầu không khí ảm đạm lại bao trùm khắp nơi, nguyên do cũng từ hạt tiêu mà ra.

02/08/2014