Dịch hại trên cây mì giảm mạnh

Trong đó vụ Đông Xuân 2014 - 2015 trồng mới 23.326 ha (đạt 116% kế hoạch), Vụ Hè Thu 2015 trồng mới được 11.203 ha, (đạt 62,% kế hoạch) bằng 134,5% so cùng kỳ năm 2014 (SCK).
Riêng vụ Thu Đông bắt đầu trồng mới được 1.769 ha.
Trong 9 tháng qua, có 180,7 ha mì bị nhiễm dịch hại gây bệnh rệp sáp bột bồng, giảm 72,6% SCK và giảm mạnh về mức độ thiệt hại. Trong đó nhiễm nhẹ 177,8 ha, trung bình 1,9 ha và nhiễm nặng 1 ha.
Nhện đỏ gây hại nhẹ 497 ha, giảm 18% SCK. Bệnh cháy lá và xì mủ thân do vi khuẩn phát sinh ở 93 ha với mức độ nhẹ. 933 ha khoai mì ở giai đoạn từ 7 - 8 tháng tuổi nhiễm nhẹ bệnh thối củ. Các dịch hại khác như chổi rồng, đốm lá phát sinh gây hại cục bộ ở mức nhiễm nhẹ.
Về công tác phòng, chống dịch rệp sáp hồng hại mì, Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh cho biết vẫn tiếp tục tiến hành nhân nuôi ong ký sinh tại văn phòng Chi cục.
Tính từ đầu năm 2015 đến nay, Chi cục nhân nuôi được 181.950 cặp ong và đã phóng thích ra đồng 147.850 cặp ong ký sinh để quản lý rệp sáp hồng gây hại cây mì, tại 27 xã thuộc 6 huyện trên địa bàn tỉnh. Kết quả tình hình rệp sáp bột hồng đã giảm 72,6% SCK năm trước.
Related news

Mường Ảng là 1 trong 4 huyện được thụ hưởng Nghị quyết 30a của Chính phủ với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững. Cơ cấu kinh tế của huyện chủ yếu là nông - lâm nghiệp, với khoảng 90% lao động nông nghiệp.

Tại xã Phú Sơn (Chợ Lách - Bến Tre), phong trào làm cây giống phát triển gần 10 năm nay, với 2 loại cây chủ lực là mít và xoài. Nhờ sản xuất cây giống, không ít hộ vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Ngày 20.6, ông Nguyễn Đình Xuân – cán bộ khuyến ngư xã Nhơn Lý, TP. Quy Nhơn (Bình Đinh) cho biết: Hơn một tuần qua, tôm hùm giống xuất hiện nhiều tại vùng biển ven bờ ở Nhơn Lý, thuyền của ngư dân chuyên làm mành tôm tập trung khai thác, một đêm mỗi thuyền khai thác được từ 30 – 100 con tôm hùm giống.

Dừa xiêm lùn là loại cây trồng thích nghi với nhiều vùng đất, có sức sinh trưởng và phát triển mạnh, chống chịu với sâu bệnh tốt, ngoài ra còn tạo cảnh quang, bảo vệ môi trường, che chắn gió bão,... Ngoài ra, dừa hiện nay được xem là loại cây ăn quả có nhiều tiềm năng và triển vọng, đem lại hiệu quả kinh tế cao và lợi ích xã hội.

“Nhiều mẫu mã trái cây khá đẹp nhưng chất lượng chưa cao. Nhà vườn cần đầu tư nhiều hơn nữa trong kỹ thuật chăm sóc”. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu - Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam nhấn mạnh như thế trong buổi trao đổi với phóng viên Báo Đồng Khởi khi Ngày hội Cây - trái ngon, an toàn năm 2013 vừa khép lại.