Dịch Bệnh Tấn Công Cây Mì
Tính đến hết tháng 2 năm 2014, toàn huyện Tân Châu (Tây Ninh) hiện đã xuống giống trên 2.100 ha cây mì. Chỉ riêng trong tháng 2 đã xuống giống trên 790 ha mì.
Theo Trạm Bảo vệ thực vật Tân Châu, cây mì hiện đang bị đồng thời 2 loại dịch bệnh tấn công là rệp sáp bột hồng và nhện đỏ, nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất củ sau này.
Ông Nguyễn Hữu Phong, cán bộ Trạm BVTV Tân Châu cho biết: toàn huyện hiện có trên 62 ha mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng; tỷ lệ nhiễm trên 40% là 11 ha, còn lại là diện tích mì nhiễm từ 5-15% trên địa bàn các xã, thị trấn trong huyện. Bên cạnh đó, nhện đỏ cũng tấn công cây mì với diện tích nhiễm trên 34 ha, trong đó có 2 ha bị nhiễm nặng trên 50% ở xã Tân Hưng, 27 ha ở xã Tân Thành bị nhiễm với tỷ lệ 10% và 5 ha ở xã Tân Hà nhiễm tỷ lệ 5%.
Trạm BVTV Tân Châu khuyến cáo người dân, nếu có điều kiện, nên tưới nước cho cây mì, sử dụng một số loại thuốc hóa học để phun xịt đối với cây mì bị nhện đỏ; còn đối với cây mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng hiện đã được thả trên 37.700 cặp ong ký sinh để diệt trừ, nông dân không nên phun xịt thuốc hóa học vào những vùng đã được thả ong ký sinh, tránh ong bị chết sẽ không phát huy hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường tăng, tình hình biến đổi khí hậu và những khó khăn trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản theo kiểu truyền thống đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là chưa kiểm soát được 04 loại mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và an toàn lao động.
Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Đồng Nai Phùng Cẩm Hà cho biết: “Những nơi đặt đăng chắn là các bãi, eo, ngách đến mùa cá thường vào sinh sản, loại lưới dày sẽ tận diệt hết thủy sản trên hồ. Loại lưới này ngành thủy sản đã cấm từ lâu và không cho sử dụng tại các sông, hồ”. Theo Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, Hợp tác xã thương mại dịch vụ thủy sản Phước Lộc đã giải thể cách đây hơn 1 năm.
Với mục đích hướng nông dân làm chủ quá trình sản xuất, tạo ra những sản phẩm nông sản hàng hóa chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt của thị trường. Đồng thời, thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ góp phần nâng cao giá trị nông sản và tăng thu nhập cho nông dân, từng bước cải thiện đời sống. Sau hơn hai năm phối hợp thực hiện, bước đầu mô hình này đã có những kết quả khả quan.
Sáng nay (30/10), tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám chủ trì hội nghị góp ý “Đề án thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với lợn để xuất khẩu tại tỉnh Nam Định và Thái Bình”. Tham dự có đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định và Thái Bình cùng các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ.
Hiện nay, trên các cánh đồng chờ vào vụ mới, những người nuôi vịt tranh thủ chạy đồng theo cách truyền thống để giảm bớt nguồn thức ăn. Dù vất vả nhưng bù lại người nuôi thu lãi cao.