Chạy Thử Tàu Kiểm Ngư Hiện Đại Nhất Việt Nam

Sáng 10/6, Công ty Đóng tàu Hạ Long phối hợp với Cục Kiểm ngư Việt Nam (Bộ NN&PTNT) tiến hành chạy thử tàu kiểm ngư lớn nhất Việt Nam trên vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Đây là con tàu mang số hiệu KN - 781 được đánh giá là tàu kiểm ngư hiện đại nhất Việt Nam.
Tàu kiểm ngư KN-781 có lượng giãn nước lên đến 2.400 tấn, có sân đỗ cho máy bay trực thăng, công suất máy hơn 12.000 mã lực và có thể hoạt động liên tục 5.000 hải lý. Đặc biệt, mũi tàu còn được thiết kế góc mũi vát nhỏ, gia cố vỏ thép dày và được trang bị vòi rồng phun nước có thể bắn xa 150m cùng hệ thống loa phóng thanh công suất lớn.
Theo Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC), trong thời gian tới, SBIC sẽ tiếp tục đóng thêm 6 chiếc tàu tương tự và khoảng 15 tàu kiểm ngư tầm trung để cung cấp cho lực lượng kiểm ngư thực hiện nhiệm vụ chấp pháp trên biển Đông. Toàn bộ số vốn cho chương trình này nằm trong gói 16.000 tỷ để nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển và hỗ trợ ngư dân bám biển mà Quốc hội vừa phê duyệt để Chính phủ thực hiện.
Có thể bạn quan tâm

Xóm Thái Bình của thôn Hữu Ái, xã Giang Sơn (Gia Bình - Bắc Ninh) có 287 hộ gia đình sinh sống thì 100% số hộ đều có diện tích trồng lá dong. Hàng năm ngoài trồng lúa, việc trồng và bán lá Dong cũng giúp cho các hộ dân trong xóm có một nguồn thu nhập đáng kể.

Ngày 7/1, nhiều nhà vườn tại Đà Lạt cho biết, thương lái đang thu mua khoai tây ở vườn với giá là 11.000đ/kg, ở giá này người trồng thu về khoảng 100 triệu đồng/ha tiền lãi sau hơn 3 tháng gieo trồng.

Xác định vụ đông là vụ sản xuất chính trong năm, với mục tiêu nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, một vài năm trở lại đây, thành phố Yên Bái đã đưa nhiều giống cây trồng mới vào sản xuất, trong đó có cây bí hạt đậu lai F1-868 hay còn gọi là bí đỏ đồng tiền vàng.

Tham gia mô hình này, nông dân được tập huấn kỹ thuật VietGap trên rau và được hướng dẫn cụ thể cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, an toàn và hiệu quả theo nguyên tắc 4 đúng, không phun ngừa tràn lan, đảm bảo thời gian cách ly, nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, giảm chi phí đầu tư.

Theo ông Năng, lúa mùa nổi là dạng sản phẩm hiếm nhưng đã được khôi phục tại xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, An Giang và một số nơi khác của An Giang là điều rất đáng mừng. “Càng đáng mừng hơn nữa là lãnh đạo An Giang đã thấy được tầm quan trọng của lúa mùa nổi và các nhà khoa học đã quyết tâm khôi phục lại. Chúng tôi cam kết sẽ tiêu thụ toàn bộ sản phẩm do nông dân sản xuất ra”, ông khẳng định.