Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dịch Bệnh Mới Khiến Người Nuôi Tôm Chân Trắng Ấn Độ Lo Ngại

Dịch Bệnh Mới Khiến Người Nuôi Tôm Chân Trắng Ấn Độ Lo Ngại
Ngày đăng: 12/02/2015

Sau khi đạt sản lượng kỷ lục giúp giá trị xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ trong 9 tháng đầu năm kết thúc vào tháng 12/2014 tăng khoảng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, ngành tôm nước này đang lo ngại dịch bệnh tôm RMS (Running Mortality Syndrom) có khả năng hoành hành trong năm mới.

Andhra Pradesh và Tamil Nadu là các bang bị ảnh hưởng nhiều nhất. Cơ quan Phát triển Xuất khẩu Thủy sản (MPEDA) cho biết còn sớm để đánh giá tác động của dịch bệnh RMS khi người nuôi mới cải tạo ao và chỉ một số ít đang thả giống.

Trong khi đó, Anwar Hashim, giám đốc điều hành của Abad Export cho rằng dịch bệnh tấn công là do tôm giống không đạt chất lượng. “Các trại nuôi chủ yếu đang sử dụng tôm giống bố mẹ từ nguồn trong nước chứ không nhập khẩu do có giá rẻ hơn nhưng lại có nhiều rủi ro hơn" ông cho biết

Theo Chủ tịch Hiệp hội Các nhà Nuôi trồng thủy sản, Singaram Muthukaruppan, dịch bệnh bắt đầu xuất hiện một vài tháng trước ở một số trại nuôi trong khu vực và chỉ khi vụ thu hoạch 2015-16  kết thúc mới có thể đánh giá được tác động thực sự.

Ông cũng nhấn mạnh rằng người nuôi ngày càng quan tâm đến tôm sú vì có giá cao hơn trên thị trường thế giới do đe dọa dịch bệnh và giá tôm chân trắng thấp.

Theo giám đốc S.A. Mastan Vali của Matrix Sea Foods India Pvt Ltd, dịch bệnh RMS bắt đầu làm tôm chết từ năm 2011.

Mặc dù một số người nuôi đã cố gắng kiểm soát dịch bệnh bằng cách sử dụng các kỹ thuật thả nuôi khác nhau đến nay chưa có phương pháp nào hiệu quả để chống lại dịch bệnh này.


Có thể bạn quan tâm

Nghệ An nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu Nghệ An nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu

Thời điểm gia nhập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đang đến gần khiến nhiều sản phẩm trong nước đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ những thị trường đầy tiềm năng của khu vực. Sản phẩm mía đường cũng không phải là ngoại lệ. Ý thức được điều đó, từ doanh nghiệp đến bà con nông dân đã và đang có những bước “chuyển mình” để nâng cao hiệu quả sản xuất.

11/08/2015
Bắc Hà (Lào Cai) thiệt hại 11,29 ha đương quy do nắng hạn và bệnh hại Bắc Hà (Lào Cai) thiệt hại 11,29 ha đương quy do nắng hạn và bệnh hại

Tính đến nay, đã có 11,29 ha cây đương quy tại các xã Na Hối, Lùng Phình, Tà Chải, Nậm Mòn (Bắc Hà - Lào Cai) bị thiệt hại do nắng hạn và bệnh vi khuẩn thối gốc.

11/08/2015
Diện tích trồng sen giảm Diện tích trồng sen giảm

Tính đến thời điểm này, người dân huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) đã xuống giống hơn 196ha sen, giảm gần 40ha so với cùng kỳ. Diện tích trồng sen tập trung ở các xã, như: Thới Hưng (150ha), Đông Hiệp (28ha), Trung Thạnh (9ha)… Năm nay mực nước trên đồng thấp, nông dân thu hoạch lúa hè thu sớm tập trung xuống giống lúa thu đông. Đồng thời, giá sen cũng thường xuyên biến động nên nhiều nông dân cũng ngán ngại đầu tư.

11/08/2015
Nông dân trồng mè lao đao Nông dân trồng mè lao đao

Từ một giống “trồng chơi ăn thật”, cây mè bỗng trở thành nỗi ám ảnh đối với người nông dân ở các huyện Đông Nam, tỉnh Gia Lai khi cùng một lúc bị thiệt hại kép: mất mùa, rớt giá.

11/08/2015
Thanh long rớt giá thảm hại Thanh long rớt giá thảm hại

Chỉ giữ được giá cao trong thời gian đầu vụ, hiện nay trái thanh long chính vụ của tỉnh Bình Thuận đang bị rớt giá thảm hại.

11/08/2015