Hơn 7.800 tỷ đồng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn
Trong 5 năm qua, nguồn vốn của Nhà nước phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn khoảng 7.800 tỷ đồng. Trong đó, nguồn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 41 đạt kết quả khả quan.
Đến cuối tháng 8.2015, toàn tỉnh có trên 184.600 khách hàng thuộc địa bàn nông nghiệp, nông thôn còn vay vốn của các tổ chức tín dụng, với tổng dư nợ hơn 7.800 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với cuối năm 2014 và chiếm 25% trên tổng dư nợ cho vay phục vụ phát triển kinh tế- xã hội.
Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn phù hợp với định hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng dần tỷ lệ giá trị công nghiệp- xây dựng và dịch vụ trong tổng sản phẩm của tỉnh. Cơ cấu dư nợ chuyển dần theo hướng tích cực, dư nợ trung và dài hạn chiếm 65% tổng dư nợ. Trên 184.600 khách hàng thuộc địa bàn nông nghiệp, nông thôn còn vay vốn của các tổ chức tín dụng.
Trên 184.600 khách hàng thuộc địa bàn nông nghiệp, nông thôn còn vay vốn của các tổ chức tín dụng.
Nguồn vốn tín dụng được chuyển tải kịp thời đến đúng đối tượng được thụ hưởng theo chương trình chính sách của Chính phủ, góp phần vào việc phát triển kinh tế hộ gia đình, phát triển kinh tế- xã hội địa phương, giảm nghèo, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội hiệu quả.
Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách còn nhiều bất cập, nhiều khách hàng chưa thể tiếp cận được nguồn vốn vay. Các sản phẩm nông nghiệp nông thôn chưa được bao tiêu sản phẩm nên việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và xem xét tính khả thi, hiệu quả của dự án, phương án sản xuất cho vay còn khó khăn.
Hiện toàn tỉnh có 63 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tư 27 của Bộ NN&PTNT, trong đó có 24 trang trại tổng hợp, 37 tranh trại chăn nuôi và 1 trang trại lâm nghiệp. 26 trang trại được cấp giấy chứng nhận trang trại. Có 493 hộ sản xuất có doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên, tăng 19 hộ so với năm 2014.
Tuy vậy, hầu hết các trang trại chưa tiếp cận được các nguồn vốn vay từ các nguồn vốn vay ưu đãi, vốn vay ngắn hạn, mức cho vay thấp nên khả năng đầu tư phát triển trang trại còn nhiều hạn chế.
Nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế trang trại rất lớn, nhưng do chủ trang trại sản xuất nhỏ lẻ, chưa xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, đầu ra sản phẩm chưa ổn định, phần lớn đất của tranh trại là đất thuê nên khi vay vốn gặp nhiều khó khăn.
Các đại biểu kiến nghị, Sở NN&PTNT cần liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp và các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh quy hoạch sản xuất, đẩy mạnh dồn điền đổi thửa, xây dựng các cánh đồng mẫu lớn, áp dụng cơ giới hóa, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp để giảm giá thành sản phẩm, đồng thời tăng năng suất, chất lượng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Trường Thọ cho rằng, trong 5 năm qua, trung bình mỗi năm ngân sách Nhà nước dành hơn 1.500 tỷ đồng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn là con số không nhỏ đối với một tỉnh còn nhiều khó khăn như Quảng Ngãi. Chính sách này đã tác động tích cực đến đời sống xã hội, hộ nghèo giảm rõ rệt, đời sống của bà con thay đổi hẳn lên.
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện ở môt số địa phương còn hạn chế, nhiều nơi lãnh đạo địa phương chưa quan tâm, thống kê, nắm bắt, chỉ đạo còn sơ sài; có lúc, có nơi, các ngân hàng còn dè dặt.
Bên cạnh đó, đầu tư của nông dân vào nông nghiệp cũng còn hạn chế, chủ yếu là quảng canh chứ chưa thâm canh, thiếu vốn, thiếu lao động, tiếp cận khoa học kỹ thuật còn hạn chế, dẫn đến giá thành sản phẩm cao trong khi chất lượng, năng suất lại thấp.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thời gian tới, các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng trên toàn tỉnh cần quan tâm, tạo điều kiện tối đa hơn nữa để chính sách của nhà nước thực sự phát huy hiệu quả tích cực khi áp dụng vào thực tiễn đời sống, sản xuất.
Có thể bạn quan tâm
Hôm qua (21.6), Nghị quyết giám sát chuyên đề về thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã được Quốc hội thông qua, với mục tiêu tăng đầu tư cho tam nông “5 năm sau cao gấp 2 lần 5 năm trước”.
Thời điểm này năm ngoái, giá muối ở Bình Thuận rớt thê thảm, dao động từ 300-500 ngàn đồng/tấn, diêm dân sản xuất không đủ chi phí bù lỗ. Thế nhưng hiện nay giá muối bất ngờ tăng trở lại, từ 700-950 ngàn đồng/tấn, diêm dân lại hào hứng sản xuất muối trở lại.
Ở Hải Dương, do thời tiết bất thường nên sản lượng vải sớm giảm 50% so với năm ngoái. Giá hiện cũng giảm 50% so với đầu mùa, người trồng vải thua lỗ...
Đến nay, bệnh tai xanh đã lan rộng trên đàn lợn ở hai địa phương là thị xã Bắc Kạn và huyện Chợ Mới với tổng số hơn 2 nghìn con bị mắc bệnh. Thống kê của Chi cục Thú y Bắc Kạn, tính đến chiều ngày 23/09 tại hai địa bàn trên đã có 995 con lợn bị chết và tiêu hủy do dịch bệnh, hiện còn hơn 300 con lợn bị bệnh đang theo dõi và điều trị.
Chưa có con số thống kê chính thức từ Cục nuôi trồng (Bộ NNPTNT), nhưng theo thông báo nhanh của sở NNPTNT các tỉnh ven biển ĐBSCL cho thấy hơn quá nửa diện tích thả nuôi tôm của nông dân bị thiệt hại nặng. Vẫn là nguyên nhân rất cũ: Con giống, thủy lợi, kỹ thuật, nguồn nước... và năm nay thêm một nguyên nhân nữa là người dân nôn nóng thả sớm mong được giá. Nào ngờ...