Dịch Bệnh Mới Khiến Người Nuôi Tôm Chân Trắng Ấn Độ Lo Ngại

Sau khi đạt sản lượng kỷ lục giúp giá trị xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ trong 9 tháng đầu năm kết thúc vào tháng 12/2014 tăng khoảng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, ngành tôm nước này đang lo ngại dịch bệnh tôm RMS (Running Mortality Syndrom) có khả năng hoành hành trong năm mới.
Andhra Pradesh và Tamil Nadu là các bang bị ảnh hưởng nhiều nhất. Cơ quan Phát triển Xuất khẩu Thủy sản (MPEDA) cho biết còn sớm để đánh giá tác động của dịch bệnh RMS khi người nuôi mới cải tạo ao và chỉ một số ít đang thả giống.
Trong khi đó, Anwar Hashim, giám đốc điều hành của Abad Export cho rằng dịch bệnh tấn công là do tôm giống không đạt chất lượng. “Các trại nuôi chủ yếu đang sử dụng tôm giống bố mẹ từ nguồn trong nước chứ không nhập khẩu do có giá rẻ hơn nhưng lại có nhiều rủi ro hơn" ông cho biết
Theo Chủ tịch Hiệp hội Các nhà Nuôi trồng thủy sản, Singaram Muthukaruppan, dịch bệnh bắt đầu xuất hiện một vài tháng trước ở một số trại nuôi trong khu vực và chỉ khi vụ thu hoạch 2015-16 kết thúc mới có thể đánh giá được tác động thực sự.
Ông cũng nhấn mạnh rằng người nuôi ngày càng quan tâm đến tôm sú vì có giá cao hơn trên thị trường thế giới do đe dọa dịch bệnh và giá tôm chân trắng thấp.
Theo giám đốc S.A. Mastan Vali của Matrix Sea Foods India Pvt Ltd, dịch bệnh RMS bắt đầu làm tôm chết từ năm 2011.
Mặc dù một số người nuôi đã cố gắng kiểm soát dịch bệnh bằng cách sử dụng các kỹ thuật thả nuôi khác nhau đến nay chưa có phương pháp nào hiệu quả để chống lại dịch bệnh này.
Related news

Hiện nay, nhiều nông dân Thanh Bình (Đồng Tháp) bước vào thu hoạch hành trắng. Nhưng vụ này, cây hành lại rớt giá mạnh khiến nông dân điêu đứng.

Một số giải pháp phòng trị sâu này là cần vệ sinh đồng ruộng sau mỗi vụ thu hoạch; sử dụng nấm Trichoderma vệ sinh đất, màng phủ trên vồng khoai trước khi trồng…

Nhằm làm cơ sở để quyết định ngày vào vụ ép mía cho phù hợp, mới đây, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở NN&PTNT, Hội Nông dân tỉnh Hậu Giang, chính quyền địa phương và nông dân trồng mía tiến hành lấy chữ đường (CCS) trên một số giống mía.

Nhằm nâng cao chất lượng, giá trị lúa hàng hóa cho nông dân, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Trà Vinh đã triển khai chương trình “Cánh đồng mẫu” sản xuất lúa trên địa bàn các huyện trọng điểm của tỉnh. Qua triển khai, chương trình này đã khẳng định hiệu quả kinh tế và thu hút đông đảo bà con nông dân đăng ký tham gia.

Lượng tiêu thụ gạo toàn cầu dự báo đạt 500 triệu tấn vào 10 năm tới, tăng 10% so với hiện nay và đạt khoảng 535 triệu tấn vào năm 2030. Các loại gạo chất lượng cao sẽ được ưa chuộng hơn.