Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dịch Bệnh Lợn Tai Xanh Tiếp Tục Diễn Biến Phức Tạp

Dịch Bệnh Lợn Tai Xanh Tiếp Tục Diễn Biến Phức Tạp
Ngày đăng: 10/05/2012

Chiều 8/5, trong cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm tại Hà Nội, ông Hoàng Văn Năm, Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhận định: “Dịch lợn tai xanh tiếp tục diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây lan trên diện rộng”.

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm, mặc dù dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng trên gia súc đã được khống chế, nhưng nguy cơ các ổ dịch vẫn có thể tiếp tục xảy ra. Các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng, miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là những tỉnh có ổ dịch cũ nên nguy cơ phát sinh rất cao, cần chú ý công tác giám sát, phát hiện sớm ổ dịch để xử lý kịp thời.

Đáng lưu ý là dịch lợn tai xanh có nguy cơ tiếp tục lây lan trên diện rộng. Đến nay, dịch lợn tai xanh đã tái phát tại 6 tỉnh miền Bắc gồm: Điện Biên, Yên Bái, Nam Định, Phú Thọ, Lào Cai, Bắc Ninh với khoảng 19.000 con lợn mắc bệnh, số lợn mắc bệnh bị chết và bị tiêu hủy là gần một nửa. Cục Thú y đã cung ứng 180.000 liều vắcxin tai xanh để các địa phương ngăn chặn dịch lây lan.

Ông Hoàng Văn Năm nhấn mạnh một trong những nguyên nhân khiến dịch tai xanh lây lan thời gian qua là do công tác phát hiện dịch chậm, tại một số nơi việc giám sát dịch còn chưa hiệu quả… Tại tỉnh Yên Bái và Điện Biên xảy ra dịch lợn tai xanh, nhưng mãi về sau mới được phát hiện. Vì vậy khi phát hiện ra thì dịch đã lây lan nhanh và trên diện rộng.

Trước diễn biến tình hình dịch, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Diệp Kỉnh Tần cho rằng lo ngại hiện nay là dịch lợn tai xanh tiếp tục lây lan. Bên cạnh công tác chống dịch thì việc giám sát vận chuyển của một số địa phương chưa tốt, nhất là ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Đơn cử là dịch xảy ra vừa qua ở những địa phương này, chủ yếu là do việc vận chuyển và mua bán lợn giống chưa qua kiểm dịch từ dưới xuôi đưa lên.

Thứ trưởng đề nghị Cục Thú y không được chủ quan, đặc biệt là các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, cần giám sát và giao trách nhiệm cho địa phương làm quyết liệt không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Đồng thời, các địa phương đang có dịch bệnh cần khẩn trương dập dịch.

Cùng ngày, ông Mai Văn Quang, Trưởng phòng Kỹ thuật Chi cục Thú y Nam Định cho biết trước tình hình dịch bệnh tai xanh đang diễn biến hết sức phức tạp trên địa bàn, Chi cục Thú y tỉnh đã cấp 5.800 lít thuốc sát trùng cho 10 huyện, thành phố trên địa bàn để thực hiện khử trùng, tiêu độc chuồng trại. Đồng thời, Chi cục đã in 10.000 tờ rơi về bệnh tai xanh và biện pháp phòng, chống; 5.000 tờ rơi hướng dẫn vệ sinh, khử trùng cho 32 xã, thị trấn của huyện Ý Yên.

Trước đó, ngày 6/5 trên địa bàn huyện Ý Yên cũng xuất hiện thêm 18/46 con lợn có biểu hiện sốt, bỏ ăn, da đỏ nghi mắc bệnh tai xanh ở xã Yên Chính. Chi cục Thú y đã lấy 3 mẫu huyết thanh gửi Trung tâm chẩn đoán xét nghiệm.

Dịch bệnh tai xanh xuất hiện ở Nam Định từ ngày 13/4, đến nay tổng số lợn ốm của 3 xã Yên Khánh, Yên Hồng, Yên Chính và thị trấn Lâm là 710 con; trong đó tổng số lợn tiêu hủy là 197 con, tổng trọng lượng tiêu hủy là 5.363 kg. UBND tỉnh đã công bố dịch bệnh tai xanh trên đàn lợn ở xã Yên Khánh và thị trấn Lâm (huyện Ý Yên).

Đến thời điểm này, Chi cục Thú y đã tổ chức tiêm phòng vắcxin tai xanh cho đàn lợn tại các xã có dịch và các xã bị uy hiếp, vùng nguy cơ cao được 13.571 con. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp để nhanh chóng bao vây dập tắt các ổ dịch, không để dịch bệnh phát sinh, lây lan trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm

Trang Trại Vẫn Gặp Khó Khăn Trang Trại Vẫn Gặp Khó Khăn

63% chủ trang trại là nông dân, còn lại là bộ đội phục viên, cán bộ nghỉ hưu. Số chủ trang trại được đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp, hầu hết chưa qua đào tạo nghiệp vụ quản lý, không có định hướng rõ ràng. Phần đa khởi điểm chỉ là người có một số ít vốn, một ít đất đai trong tay, làm theo phong trào

27/07/2011
Hăm Hở Vào Vụ Nuôi Tôm Công Nghiệp Hăm Hở Vào Vụ Nuôi Tôm Công Nghiệp

Đón xuân mới Nhâm Thìn cũng là thời điểm nông dân Đầm Dơi (Cà Mau) hăm hở bước vào vụ chính nuôi tôm công nghiệp. Năm qua, toàn huyện thu hoạch 35.000 tấn tôm thương phẩm. Nhiều hộ sau 1 vụ nuôi tôm thẻ khoảng 75 ngày, thu lãi vài trăm triệu đồng. Đây là một hấp lực lớn thúc đẩy phong trào nuôi tôm công nghiệp năm 2012 phát triển mạnh

12/01/2012
Nhộn Nhịp Ngày Mùa Nhộn Nhịp Ngày Mùa

Tại huyện Chiêm Hóa, đồng chí Trần Văn Tú, Phó trưởng phòng Nông nghiệp - PTNT huyện cho biết, vụ mùa này toàn huyện phấn đấu gieo cấy 5.631 ha lúa; 902 ha ngô; 828 ha lạc...

30/07/2011
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính

Sau 1 năm thực hiện, dự án đã thành công tốt đẹp. 100% hộ tham gia mô hình và nhiều hộ trên địa bàn khẳng định sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích, mở ra một hướng sản xuất mới cho nông dân vùng lòng chảo Điện Biên

04/03/2011
Mô Hình Giúp Sản Xuất Hiệu Quả Mô Hình Giúp Sản Xuất Hiệu Quả

Ông Đoàn Thành Chung, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp 1 Nhơn Lộc (An Nhơn - Bình Định) cho biết: “Được sự giúp đỡ của UBND huyện, vụ đông xuân 2009 – 2010, chúng tôi triển khai mô hình “Cùng nông dân ra đồng” với 85 gia đình tham gia, diện tích sản xuất 8,3ha

07/03/2011