Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dịch Bệnh Lợn Tai Xanh Tiếp Tục Diễn Biến Phức Tạp

Dịch Bệnh Lợn Tai Xanh Tiếp Tục Diễn Biến Phức Tạp
Publish date: Thursday. May 10th, 2012

Chiều 8/5, trong cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm tại Hà Nội, ông Hoàng Văn Năm, Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhận định: “Dịch lợn tai xanh tiếp tục diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây lan trên diện rộng”.

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm, mặc dù dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng trên gia súc đã được khống chế, nhưng nguy cơ các ổ dịch vẫn có thể tiếp tục xảy ra. Các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng, miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là những tỉnh có ổ dịch cũ nên nguy cơ phát sinh rất cao, cần chú ý công tác giám sát, phát hiện sớm ổ dịch để xử lý kịp thời.

Đáng lưu ý là dịch lợn tai xanh có nguy cơ tiếp tục lây lan trên diện rộng. Đến nay, dịch lợn tai xanh đã tái phát tại 6 tỉnh miền Bắc gồm: Điện Biên, Yên Bái, Nam Định, Phú Thọ, Lào Cai, Bắc Ninh với khoảng 19.000 con lợn mắc bệnh, số lợn mắc bệnh bị chết và bị tiêu hủy là gần một nửa. Cục Thú y đã cung ứng 180.000 liều vắcxin tai xanh để các địa phương ngăn chặn dịch lây lan.

Ông Hoàng Văn Năm nhấn mạnh một trong những nguyên nhân khiến dịch tai xanh lây lan thời gian qua là do công tác phát hiện dịch chậm, tại một số nơi việc giám sát dịch còn chưa hiệu quả… Tại tỉnh Yên Bái và Điện Biên xảy ra dịch lợn tai xanh, nhưng mãi về sau mới được phát hiện. Vì vậy khi phát hiện ra thì dịch đã lây lan nhanh và trên diện rộng.

Trước diễn biến tình hình dịch, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Diệp Kỉnh Tần cho rằng lo ngại hiện nay là dịch lợn tai xanh tiếp tục lây lan. Bên cạnh công tác chống dịch thì việc giám sát vận chuyển của một số địa phương chưa tốt, nhất là ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Đơn cử là dịch xảy ra vừa qua ở những địa phương này, chủ yếu là do việc vận chuyển và mua bán lợn giống chưa qua kiểm dịch từ dưới xuôi đưa lên.

Thứ trưởng đề nghị Cục Thú y không được chủ quan, đặc biệt là các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, cần giám sát và giao trách nhiệm cho địa phương làm quyết liệt không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Đồng thời, các địa phương đang có dịch bệnh cần khẩn trương dập dịch.

Cùng ngày, ông Mai Văn Quang, Trưởng phòng Kỹ thuật Chi cục Thú y Nam Định cho biết trước tình hình dịch bệnh tai xanh đang diễn biến hết sức phức tạp trên địa bàn, Chi cục Thú y tỉnh đã cấp 5.800 lít thuốc sát trùng cho 10 huyện, thành phố trên địa bàn để thực hiện khử trùng, tiêu độc chuồng trại. Đồng thời, Chi cục đã in 10.000 tờ rơi về bệnh tai xanh và biện pháp phòng, chống; 5.000 tờ rơi hướng dẫn vệ sinh, khử trùng cho 32 xã, thị trấn của huyện Ý Yên.

Trước đó, ngày 6/5 trên địa bàn huyện Ý Yên cũng xuất hiện thêm 18/46 con lợn có biểu hiện sốt, bỏ ăn, da đỏ nghi mắc bệnh tai xanh ở xã Yên Chính. Chi cục Thú y đã lấy 3 mẫu huyết thanh gửi Trung tâm chẩn đoán xét nghiệm.

Dịch bệnh tai xanh xuất hiện ở Nam Định từ ngày 13/4, đến nay tổng số lợn ốm của 3 xã Yên Khánh, Yên Hồng, Yên Chính và thị trấn Lâm là 710 con; trong đó tổng số lợn tiêu hủy là 197 con, tổng trọng lượng tiêu hủy là 5.363 kg. UBND tỉnh đã công bố dịch bệnh tai xanh trên đàn lợn ở xã Yên Khánh và thị trấn Lâm (huyện Ý Yên).

Đến thời điểm này, Chi cục Thú y đã tổ chức tiêm phòng vắcxin tai xanh cho đàn lợn tại các xã có dịch và các xã bị uy hiếp, vùng nguy cơ cao được 13.571 con. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp để nhanh chóng bao vây dập tắt các ổ dịch, không để dịch bệnh phát sinh, lây lan trên địa bàn.

Related news

Phối Hợp Đưa Vốn Tín Dụng Phục Vụ Phát Triển Nông Nghiệp, Nông Thôn Phối Hợp Đưa Vốn Tín Dụng Phục Vụ Phát Triển Nông Nghiệp, Nông Thôn

Thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh huyện Thọ Xuân (Agribank Thọ Xuân) đã thông qua các tổ chức hội nông dân (HND), hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) từ huyện đến xã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hội viên được tiếp cận với các nguồn vốn vay để đầu tư phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, thay đổi diện mạo nông thôn.

Monday. November 24th, 2014
Tôn Vinh 101 Tập Thể, Cá Nhân Đạt Danh Hiệu “Chất Lượng Vàng Thủy Sản Tôn Vinh 101 Tập Thể, Cá Nhân Đạt Danh Hiệu “Chất Lượng Vàng Thủy Sản"

Công ty Cổ phần Thủy sản Hiệp Ước, một trong những doanh nghiệp sản xuất tôm giống hàng đầu của Việt Nam; Công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh, chế biến xuất-nhập khẩu Quốc Việt trở thành doanh nghiệp đầu tiên ở châu Á có vùng sản xuất tôm đạt chất lượng của Hội đồng quản lý Nuôi trồng Thủy sản Bền vững( ASC), Hiệp hội Tôm Vĩnh Thanh, Nghiệp đoàn Nghề cá Lý Sơn, và nhiều công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, thực phẩm khác...

Monday. November 24th, 2014
Làm Giàu Với Sầu Riêng Trái Mùa Làm Giàu Với Sầu Riêng Trái Mùa

Theo anh Trình, sầu riêng làm trái vụ đòi hỏi những kỹ thuật về đậy gốc, xiết nước, thời điểm bón phân để hoa đậu trái nhiều… và không phải ai làm cũng thành công. Anh Trình bộc bạch: “Để xử lý cho sầu riêng ra hoa nghịch vụ, vào mùa mưa phải dùng tấm ni lông trải phủ hết gốc sầu riêng để cây không thấm nước mưa, đồng thời bơm thoát nước ra ngoài cho mương cạn vì sầu riêng rất sợ nước, càng xiết nước đúng cách thì càng cho trái nghịch vụ cao”.

Monday. November 24th, 2014
Phát Triển Ổn Định Và Bền Vững Chuỗi Giá Trị Thanh Long Tiền Giang Phát Triển Ổn Định Và Bền Vững Chuỗi Giá Trị Thanh Long Tiền Giang

Thanh long được tỉnh xác định là một trong 7 chủng loại trái cây đặc sản có lợi thế cạnh tranh giai đoạn đổi mới và hội nhập. Sở Công thương cũng đã có Quyết định 264/QĐ-SCT ngày 11-8-2014 phê duyệt báo cáo Phân tích Chuỗi giá trị sản phẩm thanh long tỉnh Tiền Giang. Việc nghiên cứu và phân tích chuỗi giá trị thanh long này là việc làm cần thiết để có những đề xuất về các giải pháp tăng giá trị gia tăng, phát triển ổn định và bền vững chuỗi giá trị thanh long.

Monday. November 24th, 2014
Nông Dân Nông Dân "Toan Tính" Cho Vụ Mùa Tết Bội Thu

Bà Tư Bông cho biết, hiện nay 2 công sa pô của bà đang vào đợt thu hoạch rộ. Sau khi thu hoạch xong lứa sa pô này, bà sẽ bón phân để thúc lứa sa pô kế tiếp cho thu hoạch rộ đúng thời điểm Tết; đồng thời bảo đảm về năng suất và chất lượng. Bởi bên cạnh nhu cầu cao về số lượng, thị trường Tết có yêu cầu cao về chất lượng và mẫu mã.

Monday. November 24th, 2014