Mô Hình Chăn Nuôi Trên Đệm Lót Sinh Học Cho Hiệu Quả Cao
Trung tâm Khuyến nông (KN) tỉnh Bình Định đã phối hợp với Trạm KN huyện Hoài Ân thực hiện có hiệu quả 2 mô hình (MH): “Nuôi heo trên nền đệm lót sinh học” tại thị trấn Tăng Bạt Hổ và “Nuôi gà trên nền đệm lót sinh học” tại xã Ân Tín...
Tại các MH, Trung tâm đã chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi trên nền đệm lót được làm từ các nguyên liệu: trấu, mùn cưa, cám gạo, bột bắp và chế phẩm sinh học Balasa N01 (gọi là đệm lót sinh học). Các hộ tham gia MH được hỗ trợ 100% kinh phí mua con giống và 30% chi phí vật tư.
Tại thôn Gia Chiểu, thị trấn Tăng Bạt Hổ, MH nuôi heo trên nền đệm lót sinh học có 2 hộ tham gia, mỗi hộ nuôi 11 con heo. Các khâu thiết kế chuồng trại, làm nền đệm lót và quá trình chăn nuôi thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật. Kết quả, heo hoạt động tốt trong môi trường đệm lót, ít nhiễm bệnh, tăng trọng nhanh.
Với trọng lượng con giống thả nuôi 16 kg/con, sau 80 ngày nuôi đạt trọng lượng bình quân 75 kg/con, chi phí thức ăn thấp hơn so với chăn nuôi trên nền xi măng, với giá bán thời điểm hiện nay là 43.000 đồng/kg hơi, lợi nhuận của MH đạt gần 6,78 triệu đồng/hộ. Theo các hộ tham gia MH, nuôi heo trên nền đệm lót giúp giảm được nhiều công chăm sóc, dọn dẹp chuồng trại và tắm rửa cho heo, heo ít bị bệnh, giảm chi phí chăn nuôi...
MH nuôi gà trên nền đệm lót sinh học có 2 hộ tham gia, số lượng gà được thả nuôi trên nền đệm lót là 500 con/hộ. Với giống gà ta, sau 3 tháng nuôi, tỉ lệ gà nuôi sống đạt 90%, trọng lượng bình quân 1,5 kg/con, với giá bán 85.000 đ/kg, sau khi trừ chi phí, tổng lợi nhuận trên 39 triệu đồng.
Việc nuôi gà trên đệm lót cũng giúp người chăn nuôi giảm được chi phí thuốc thú y và công chăm sóc, cũng như công dọn dẹp chuồng trại. Ngoài ra, chi phí để làm đệm lót sinh học chỉ vào khoảng 25.000 đồng/m2 chuồng, phù hợp với khả năng đầu tư của hộ chăn nuôi. Độ bền của đệm lót sinh học bình quân 3 năm, nếu bảo quản tốt, thường xuyên bổ sung nguyên liệu làm đệm và chế phẩm Balasa N01 sẽ giúp kéo dài 6 năm mới phải làm lại nền mới.
Về mặt môi trường, khi sử dụng đệm lót sinh học, các chất thải của heo, gà được vi sinh vật phân hủy, không gây mùi hôi thối, không gây ô nhiễm môi trường. MH cũng mở ra hướng phát triển chăn nuôi an toàn sinh học; đặc biệt là chăn nuôi nông hộ với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, nằm trong khu dân cư. Với kết quả này, trong thời gian tới Trung tâm sẽ nhân rộng MH ra các địa phương trong tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Cái bắt tay giữa nông dân và siêu thị Việt ngày càng chặt được kỳ vọng sẽ tạo nhiều đột phá cho nông sản Việt trên con đường khẳng định thương hiệu, chinh phục người tiêu dùng trong nước và từng bước vươn ra khu vực.
Không phải là những ông chủ hàng hiệu hay kinh doanh những mặt hàng cao cấp, nhưng những người nông dân này lại làm giàu từ chính những mặt hàng nông sản rất đỗi gần gũi.
Với quy trình công nghệ nuôi tiên tiến hiện đại, các chính sách hỗ trợ của tỉnh và các địa phương, nghề nuôi Tôm đang thực sự là một lĩnh vực thu hút được nhiều người đầu tư.
Từ miền Tây khăn gói lên mảnh đất Lâm Đồng lập nghiệp, nhờ chịu thương, chịu khó tìm tòi và biết áp dụng kỹ thuật trồng cam. Đến nay, anh Lê Hoàng Minh (35 tuổi, ở xã Đại Lào, TP Bảo Lộc) đã có một vườn cam sành thu lãi khoảng 1 tỷ đồng mỗi năm.
Ðể có được những giọt mật ngon, những người nuôi ong ngày này qua tháng nọ phải lang bạt khắp nơi để đưa đàn ong đi tìm mật. Nhiều rủi ro bất trắc trên đường di chuyển, nhưng bù lại nghề này có thể cho thu nhập rất cao nếu tìm được vùng hoa có nhiều mật.